Page 296 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 296

Hơn hai  mươi năm thuộc Minh,  kinh tế nước ta bị suy sụp do
         ngoại  bang bóc  lột  và  chiến  tranh  liên  miên.  Sang  triều  Lê,  nước
         nhà  đưỢc thái bình.  Hầu  hết dân chúng  đều  làm  nghề nông,  được
         yên  nghiệp  làm  ăn.  Chính  quyền  chịu  chăm  lo  nâng  đỡ  nông
         nghiệp.  Lê Thái Tổ ban hành chế độ quân  điền cho binh  sĩ  nghèo.
         Lê  Thánh  Tông,  Lê  Hiến  Tông  chăm  lo  việc  vệ  nông.  Dân  nghèo
         đưỢc chẩn cấp trong mấy năm  mất mùa.  Đòi sốhg nông dân,  dù là
         bậc trung, cũng giản dị.
               Tiểu  thủ công nghiệp  có  phần  phát  đạt  do  tình  hình  kinh  tế
         chung.  Thợ  chuyên  môn  cùng  nghề thưòng  quy  tụ  thành  phường
         hay  làng,  sản  xuất  cùng  thứ  hàng.  Các  xưởng  của  nhà  nước  đúc
         tiền,  chế tạo  vũ  khí,  đóng  thuyền,  xe,  ngoài  công  binh,  có  dùng
         nhiều thợ chuyên môn.  Đời sông thợ thuyền thường khá hơn người
         làm ruộng. Người có tay nghề dễ được khấm khá.
               Thương mại tiến triển không nhiều lắm.  Ngoài cảng Vân Đồn,
         thương thuyền ngoại quốc còn đến cửa Còn, cửa Hội, cửa Triều thuộc
         Thanh  Hoa,  Nghệ  An.  Vận  tải  hàng  hoá  thường  dùng  thuyền  đi
         đường thuỷ,  ít  dùng đường bộ bằng xe  ngựa,  bò  kéo,  hay  sức  người
         đẩy. Miền núi dùng ngựa thồ.  Thương nhân giầu có không nhiều, ít
         được  tôn  trọng  và  không có  ảnh  hưởng  đến  chính  trị.  Tiểu  thương
         hầu hết do đàn bà, con gái vận chuyển hàng bằng gánh.
               Nói  về  văn  hoá  thì  ván  học  triều  Lê  thịnh,  nhất  là  vào
         thời  Hồng  Đức  với  Nguyễn  Trãi,  Lê  Thánh  Tông,  Lương  Thế
         Vinh,  Tao  đàn  nhị  thập  bát  tú.  Việc  công  và  thi  cử  vẫn  dùng
         chữ  Hán,  nhưng  quôc  âm  đưỢc  chú  ý  nhiều.  Hàng  loạt  tác
         phẩm  thơ,  ca,  truyện  bằng  quôc  âm  xuất  hiện,  tiêu  biểu  là  Gia
         Huấn ca của Nguyễn Trãi.
               Về  sử,  có  Ngô  Sĩ  Liên  soạn  Đại  Việt  sử  ký  toàn  thư,  Vũ
          Quỳnh soạn Đại Việt thông giám.
               Kỹ thuật không có gì đáng kể.
               Mỹ  thuật  do  ít  được  chú  ý nên  bị  lãng  quên.  Ngôi  điện  một
          trám  nóc  gọi  là  cửu  trùng  đài  do Vũ  Như  Tô  dựng  có  thể  là  một
          kiến trúc mỹ thuật, tiếc rằng bị phá huỷ ngay.












          296
   291   292   293   294   295   296   297   298   299   300   301