Page 292 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 292

nhiều,  uy  danh  ngày  càng  thịnh,  triều  đình  ai  cũng  phục,  tiến
         phong tước Minh quận công.
               Năm  1520,  Phạm  Gia  Mô,  thượng  thư  bộ  Lễ,  thông  gia  với
         Đăng Dung, cùng bè phái dâng sớ xin cho Đăng Dung làm tiết chế,
         nắm  trọn  binh  quyền  để  đánh  dẹp  giặc  cướp.  Chiêu  Tông  phong
         Đăng Dung làm  tiết chế 13 đạo thuỷ lục quân;  Gia Mô chức tán lý
         quân  vụ.  Thế  là  toàn  thể  binh  mã  trong  nước  đều  thuộc  quyền
         Đăng Dung.
               Năm  1521,  Đăng  Dung  tự  phong  lên  tước  Nhân  quốc  công,
         quyền thế hống hách.  Các quan có vì  nhà vua can  gián  điều gì thì
         Đăng  Dung  tìm  cách  giết  đi.  Triều  thần  thấy  quyền  thê  về cả  họ
         Mạc, nhiều người cũng bỏ vua  mà theo Mạc.  Chiêu Tông cũng biết
         họ  Mạc  chuyên  quyền,  nhưng  còn  trông  mong  lòng  trung  nghĩa
         của  Đăng  Dung,  hy  vọng  thu  công  sau  này  nên  thân  đến  phủ,
         phong thêm cho chức thái phó và cử Đăng Dung đem quân lên Bắc
         Giang đánh Trần Thăng, rồi ban tò sắc khen ngợi.
               Năm  1522,  Đăng  Dung  hai  lần  xuất  quân,  phá  được  bọn  Lê
         Bá Hiếu nổi dậy ở Đông Ngàn.
               Đăng Dung  một mình  giữ binh quyền,  từng đánh được  nhiều
         đám giặc lớn, uy quyền càng ngày càng thịnh,  kiêu  ngạo,  đi đường
         thuỷ bộ dùng nghi vệ như vua,  tự do vào cung cấm,  sai em  là Mạc
         Quyết  giữ đạo binh  túc vệ,  con  Dục Mỹ hầu  Đăng Doanh  giữ  điện
         Kim  Quang,  giết hết  người  tâm  phúc của  nhà  vua:  thị  vệ  Nguyễn
         Cầu, đô lực sĩ Nguyễn Thọ và Đàm Cử.
               Chiêu Tông thấy tình  thế ngày  một bức bách,  mưu  ngầm với
         bọn Nguyễn Hiến,  Phạm Thứ,  hiệu triệu các tướng bô"n phương về
         đánh  hỏi  tội  Đăng  Dung,  sai  người  đem  mật  chiếu  đến  Tây  Kinh
         dụ cựu thần Trịnh Tuy đem binh cứu giá. Đêm 27 -  7 âl nám  1522,
         Nguyễn  Hiến,  Phạm  Thứ  vào  cung  cùng  dự  yến,  canh  hai  đón
          Chiêu Tông  ra  đi  đến  Mộng Sơn  (có  sách  chép  Ôc  Sơn)  nay  thuộc
         huyện Tùng Thiện,  Sơn Tây, để thu xếp binh mã đánh Mạc.
               Sáng  hôm  sau,  Đăng  Dung  mới  biết  vua  đã  xuất  ngoại,  sai
          Hoàng Duy Nhạc đem  quân đuổi theo. Duy Nhạc đến Thạch Thất,
         bị  quân  sở  tại  bắt  được,  giết  đi.  Đăng  Dung  hội -các  đại  thần  Lê
          Phụ, Lê Diêu (Chu) lập người em  Chiêu Tông là Lê Xuân.
                 LÊ  CUNG  HOÀNG  -  Lê  Xuân  lên  ngôi,  ấy  là  vua  Lê  Cung
          Hoàng.  Chiêu Tông ở  Sơn Tây.  Các tướng và hào  kiệt bốn phương
          nhận  được  mật  chiếu,  theo  về  nhiều.  Riêng  có  Vũ  Hộ  được  triệu,
          lại  làm  phản,  dẫn  3.000  quân  quy  phụ  Đăng  Dung.  Bọn  Nghiêm
          292
   287   288   289   290   291   292   293   294   295   296   297