Page 295 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 295

Nhà  Lê  từ  Thái  Tổ  đến  Cung  Hoàng  trị  vì  100  năm  (1428  -
       1527), truyền được 10 đòi vua đến đây coi như chấm dứt, sau có trung
       hưng thì chỉ còn hư vị.
            Lê Thái Tổ có công đánh đuổi quân nhà Minh,  khôi phục  đất
       nước.  Lê Thánh Tông văn trị võ công rực rỡ,  lại  mỏ rộng thêm  đất
       nước.  Mấy  vua  sau  Uy Mục,  Tương  Dực  hèn  kém,  lại  hoang dâm,
       xa  xỉ,  bạo  ngưỢc,  chính  trị  thối  nát,  quyền  thần  cũng  theo  đà  ấy,
       dân  chúng bị  ức  hiếp  bóc  lột.  Chiêu  Tông không biết  dùng người,
       trên đường lưu vong còn giết hại người ngay nên cơ đồ phải đổ nát.
       Trong tình trạng như vậy thì nếu không có Mạc Đăng Dung ấy thì
       cũng có Mạc Đăng Dung khác tranh quyền cướp ngôi mà thôi.

                          TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
                        VÀ VĂN HOÁ DƯỚI TRlỂu NHÀ LÊ

            Người Minh chiếm đất cai trị dân ta, vơ vét rất nhiều tài nguyên,
       bắt đi nhiều thợ khéo, đàn bà, con gái và cả trẻ con, khiến nừớc ta mất
       đi lắm nhân lực, vật lực. Mặt khác, nhà Minh lại muốh người nước ta
       Hán hoá quên gổc nên chủ trương thu vét thư tịch Việt Nam, phá huỷ
       các bia và đền miếu thò danh nhân, thu vét thư tịch, cấm nhuộm răng,
       y phục phải theo như người  Hoa.  Sau khi độc lập  được thu hồi,  nước
       nhà kiến thiết lại như cũ, có tiến triển tuy không nhiều.
            Nền chính trị nhà Lê là trung ương tập quyền. Triều đình trực
       tiếp  cai  trị  miền  xuôi,  vẫn  để  các  tù  trưởng  trị  thổ  dân  miền  núi
       nhưng đặt quan giám sát có phần chặt chẽ hơn dưới triều Trần.
            Về  ngoại  giao,  nước  ta  vẫn  theo  lệ  xưng  thần  với  nhà  Minh,
       nhưng vẫn hết lòng phòng bị mặt bắc. Lịch sử còn lưu truyền câu nói
       nổi  tiếng  của  vua  Lê  Thánh  Tông:  “Ta phải giữ gin  cho  cẩn  thận,
       đừng đê cho ai lấy mất một phân núi,  một tấc sông của  vua  Thái tổ
       để lại." Đốì với các nước láng giềng phía tây và phía nam thì nhà Lê
       thực hiện chính sách hoà hiếu và phòng vệ là chủ yếu.
             Nho giáo đưỢc tôn sùng hơn trước. Vua quan không còn sùng
       đạo Phật.  Không có  mấy cao  táng hoằng pháp  giáo lý.  Ngưòi đi lễ
       Phật chỉ là cầu phúc.  Đạo Lão bị biến thể,  chỉ có những phù thuỷ,
       thầy cúng trừ tà ma (!). Táng lữ ít uy tín và không dự chính trị.
             Thứ  dân  thì  giới  sĩ  phu  phát  triển  nhiều.  Sô"  người  đi  học
       ngày thêm  đông.  Con em  các  phú  nông,  phú thương,  đều theo học
       và  nhiều  người  trở  thành  sĩ  nhân.  Triều  đình  kén  chọn  quan  lại
       bằng các khoa thi, kén chọn nhân tài trong giới này.  Các hiển sĩ có
       đòi sông sung túc, giông như quý tộc.

                                                                             295
   290   291   292   293   294   295   296   297   298   299   300