Page 236 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 236
tình thế. Tháng 10 âl, Phụ đem chu sư vào vào đánh Hoá Châu, đô
đốc Hoàng Trung đi tiên phong. Suý sai thích khách đội cỏ, thuận
theo dòng nưóc xuống đến thuyền của Phụ. Phụ biết, bắt được,
đem chém. Hôm sau, Hoàng Trung bàn việc, không hỢp ý Phụ,
Phụ giận, kể tội không cẩn mật, đem Trung ra chém.
Mưu sát Phụ thất bại, thê quá yếu, không còn cách gì đánh
lại quân Minh, vua tôi đành chịu bỏ mảnh đất cuối cùng, ra lệnh
g^ải tán quân đội, tìm ẩn náu nơi núi cao rừng rậm xa xăm, đợi
thời cơ may chăng có đến. Nhiều binh sĩ vẫn tòng vong, chịu gian
khổ. Quan chức và các người lánh nạn vào Hoá Châu theo Trùng
Quang trước đây bỏ đi, người sang Champa, người sang Lào.
Phụ đem quân vào Hoá Châu, không gặp sự chống đôl nào.
Công cuộc đáng kể là xong. Nhưng Phụ cô tình bắt quân sĩ bủa đi
khắp nơi, lùng bắt cho được vua tôi Trùng Quang, không quản khó
nhọc trèo núi, băng rừng, vượt sông, đi vào dãy Trường Sơn, sang
cả đất Lào. Lại dụ dỗ, doạ nạt và mua chuộc các thổ dân để chúng
chỉ bảo nơi trú ẩn của người đi trốn. Trong rừng sâu, lôi đi chật
hẹp, thường vướng cành cây có gai, bản thân Phụ xuống ngựa, đi
bộ. Tướng còn thế, quân đâu dám ngại khổ.
Mùa xuân năm 1414, Phụ và Phương Chính theo đuôi đi
sâu vào đất Lào, bắt được Nguyễn cảnh Dị, Đặng Dung và em
Dung là Doãn, cảnh Dị chỉ mặt Phụ, luôn mồm chửi mắng. Phụ
giận, mổ bụng lấy gan án. Nơi đây là sách Chu Bồ Cán, thượng
lưu sông Gianh.
Biệt tưóng Minh Chu Quảng đuổi Suý cũng trên đất Lào, bắt
được gia thuộc của Trùng Quang và của Suý. Suý chạy sang châu
Minh Linh, nương nhò thổ quan Trà Vịnh. Chỉ huy Tiết Tu sang
bắt được Suý, giết Trà Vịnh.
Trùng Quang trốn vào núi Trục Bài ở Nghệ An, bị đô chỉ huy
Sư Hựu đánh úp, chạy sang Lào. Sư Hựu đuổi sâu, vượt ba cửa
quan bắt được ở sách Cập Mông, nay thuộc tỉnh Thakhet.
Tháng 4 âl năm 1414, Trương Phụ đưa Trùng Quang, Suý,
Dung về Đông Quan, rồi sai người giải sang Kim Lăng. Trùng
Quang nhảy xuông sông tự tử. Dung nhảy theo. Mấy ngày sau,
Suý cũng nhảy xuống sông chết.
Vua tôi biết chết theo xã tắc, làm sáng tỏ đến ngàn đời (lòi
phê bình VSTGCM).
Sau khi Hoá Châu thuộc về giặc, người em Trùng Quang là
Trần Quý Tám thu nhặt binh sĩ tản mát khắp vùng Nghệ, Tĩnh,
236