Page 233 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 233
bằng được mọi đoàn nghĩa quân lớn nhỏ. Sau vụ mạc thuý đột
nhập vùng đất Nông Văn Lịch bị trúng tên, người bản xứ không ai
chịu đi tiễu phạt nữa. Phụ không quản ngại khó nhọc, kiên trì đánh
mãi. Mỗi khi đi đánh một toán dù nhỏ, cũng dùng nhiều quân, đem
đi bủa vây rộng rãi, rồi thu hẹp vòng vây lại, lùng bắt cho được người
trôn tránh. Một hai lần không xong thì tiếp tục nhiều lần nữa. Dù
mất nhiều công sức và thòi gian, vẫn không chịu bỏ. Vì thế, các toán
quân nghĩa dũng tan dần, khó tập hỢp trở lại.
Tháng 6 âl năm 1412, bớt lo lắng về tình hình bất ổn ngoài
bắc, Phụ, Thạnh lại tiến quân đánh quân Trần. Đến Trường Yên,
gặp quân Nguyễn Suý, Nguyễn cảnh Dị, Đặng Dung ở Mô Độ.
Trận giao chiến dữ dội diễn ra. Dung cố liều chết cự nhau với Phụ,
rất hăng hái,- Thê quân Minh lốn mạnh hơn quân ta nhiều, giặc
đằng sau cứ tiến mãi. Trong khi Dung cự nhau với Phụ, chưa
phân đưỢc thua, quân Minh ồ ạt kéo đến càng đông. Suý và cảnh
Dị chạy ra biến. Dung cô quân không viện, phải dùng thuyền nhỏ
trốn chạy. Quân Trần trong trận này bị thiệt hại nhiều.
Phụ, Thạnh có thắng nhưng vì không có được dồi dào lương
thục nên chưa đánh ngay vào miền trong. Người Minh rất lưu
tâm đến vấn đề lương thực. Do thu thóc không được nhiều của
dân ta, vua Minh sai tổng binh Hàn Quan vận tải 5 vạn hộc
lương sang tiếp tế cho quân, lại hạ chiếu phủ dụ dân ta: Giao
Chỉ là đất cũ Trung Quốc, nay trở về như xưa. Người Giao Chỉ
được giáo dục theo vương hoá (như thực dân thế kỷ XIX, XX, nói
dìu dắt lên đường vàn minh). Thực tế người Minh không những
chỉ chiếm đất nước ta, còn muôn dân ta theo phong tục và y
phục người Hoa, tức Hán hoá.
Phụ sai các lộ đóng nhiều chiến thuyền. Cuối năm 1412, có
được đủ lương thực và phương tiện vận tải, giặc lại vào miền trung
lần lượt đánh chiếm Thanh Hoa, Nghệ An, Diễn Châu. Vua tôi
Trùng Quang phải chạy vào Tân Bình, Thuận Hoá đóng quân.
Phụ có thói quen đi đánh thành nào, nếu quân đội chịu hàng
ngay thì đôi đãi tử tế, khen thưởng, cho ăn uống, cấp tiền bạc; nếu
chông cự lại bị thua thì chém chết đến người cuối cùng, lại còn
hành hạ cả xác chết nữa. Nên khi chúng đánh vào Thanh, Nghệ,
quân Trần Liệu không địch lại nổi, mà hàng thì không chịu nên
sớm bỏ chạy vào xa. Đến khi giặc ra đi, chỉ để lại không nhiều
quân giữ thành mới chiếm thì trở về đánh lấy lại, cho nên có việc
nhiều thành quách mất đi lấy lại mấy lần.
233