Page 29 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 29

Tóm  lại  về phía  bắc  thì  nưóc  ta  vẫn  hăng  hái  chống
       cự  không  để cho  nước  Tàu  chinh  phục,  nhưng vẫn  biết
       phận  mình  nhỏ  yếu  nên  đòi  vua  nào  cũng  chịu  xưng
       thần;  còn về  m ặt nam  thì  chính  sách  tiến  thủ vẫn  tiếp
       tục luôn.
         Ta thử xét qua sự nghiệp khai thác phương Nam của
       chúa Nguyễn.  Khi Nguyễn Hoàng vì sự Trịnh Kiểm làm
       hại  mà  xin  đi trấn  thủ  đất Thuận  Hóa  là  khi  đã  nhóm
       nên  cái  ngòi  Nguyễn  Trịnh  phân  tranh  (1558)  Chúa
       Trịnh  ở  Bắc  thì  theo  đuổi  luôn cái  mục  đích  tiếm  đoạt,
       còn chúa Nguyễn ở  miền Nam  thì  chuyên lực khai thác
       đất  mới.  Khi  Nguyễn  Hoàng  vào  Nam,  có  nhiều  quân
       lính ở Thanh Hóa và Nghệ An đem vỢ con đi theo.  Năm
       1611  Nguyễn  Hoàng  thấy  người  Chiêm  Thành  quấy
       nhiễu biên giới, bèn đưa quân vào đánh lấy lại được một
       khu         lập  thành  phủ  Phú  Yên.  Năm  1653  người
       Chiêm  Thành  lại  quấy  nhiễu  đất  Phú  Yên,  chúa
       Nguyễn Phúc Tấn sai quân đi đánh lại lấy thêm đất của
       Chiêm  Thành  cho  đến  sông  Phan  Rang,  đặt  làm  phủ
       Thái  Ninh  (tức  là  tỉnh  Khánh  Hòa  bây  giờ).  Năm  1693
       chúa  Nguyễn  Phúc  Chu  lấy  có  vua  Chiêm  không  tiến
       cống  lại  đánh  lấy  thêm  đất  của  Chiêm  Thành,  đặt  làm
       Thuận  Phủ.  Qua  năm  1694  lại  đổi  Thuận  Phủ  làm
       Thuận Thành Trấn,  rồi năm  1697 lại đặt ra Bình Thuận
       Phủ,  lấy đất Phan Rý và Phan Rang làm huyện Hòa Đa
       và huyện Yên Phúc.
          Mỗi  lần  lấy  được  đất  Chiêm  Thành,  chúa  Nguyễn
       thường  bắt  những  người  Chiêm  có  thế  lực  đổi, y  phục


         Đất này trưóc kia Lê Thánh Tôn đã chiếm được rồi, nhưng sau vì nưóc ta
       suy nhược nên người Chiêm Thành lại thu hồi được.
                                                                   31
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34