Page 59 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 59
Chương 1: HISAICHI TERAUCHI 61
1.225m. Ngăn cách ửiành ngoài và thành trong là hào sâu.
Trước khí thế suc sôi của phong trào cách mạng, trong tường
cao, hào sâu là vậy nhưng Bảo Đại như ngồi trên tảng băng
trôi, đứng ngồi không yên về số phận bi đát sắp đến gần.
Ngày 23-8, Uy ban khơi nghĩa thành phố Huế tuyên bố chính
quyền đã về tay nhân dân. Qua dò hỏi của Ngự tiền văn
phòng, ông ta được biết Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Thánh”
Nguyễn Ái Quốc nên đã châ"p nhận giao ngay quyền lãnh đạo
quốc gia cho Việt Minh.
Ngày 30-8, một cuộc mít tinh quần chúng đông đảo đã
được tổ chức trước Ngọ Môn, cửa chính nam Hoàng thành -
một công trình kiến trúc bề thế dài 58m, rộng 17,5m, cao 17m
gồm ba tầng, tầng ưên là lầu Ngũ Phụng. Thường ngày, chỉ
những khi vua qua lại hoặc tiếp các sứ thần thì cửa lớn của
Ngọ môn mới được mở. Các quan lại chỉ ra vào tại hai cửa tả
hữu liền kề, hai cửa ngoài cùng dành cho binh lính và người
tùy tùng. Lầu Ngũ Phụng cũng chỉ dành riêng để vua ngự
trong những ngày lễ long trọng. Hôm nay, mọi cửa Ngọ Môn
đều mở rộng, đón đại biểu các tầng lớp nhân dân lên lầu Ngũ
Phụng, tiếp nhận sự thoái vị của Bảo Đại. Bảo Đại đã trao kim
ấn (nặng lOkg vàng) và thanh kiếm nạm ngọc tượng trưng
quyền uy của triều đại phong kiến nhà Nguyễn cho phái đoàn
của Chính phủ lâm thời do ông Trần Huy Liệu dẫn đầu, chấm
dứt 9 đời chúa và 13 đời vua nhà Nguyễn, từ khi Nguyễn
Hoàng vào trấh thủ Thuận Hóa, khởi nghiệp và bành trướng ở
xứ Đàng Trong (1558).
ơ Sài Gòn, chiều ngày 16-8, các đồng chí Phạm Ngọc
Thạch, Ngô Tấh Nhơn theo chỉ thị của đồng chí Trần Văn Giàu
đã đến Tổng hành dinh quân đội Nhật ở Đông Nam Á hội kiến
với Thống chế Terauchi, nhân danh lãnh tụ Thanh niên tiền