Page 58 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 58
60 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG...
giữ vai trò lãnh đạo, chỉ huy. Chịu ảnh hưởng của Mặt trận
Việt Minh, học sinh của ưường đã trở thành lực lượng xung
kích của cách mạng.
Ngày 21-8, Đặng Văn Việt và Nguyễn Thế Lương đã được
giao nhiệm vụ hạ cờ quẻ ly của chính quyền Bảo Đại, trương
cờ đỏ sao vàng lên đỉnh Kỳ đài Huê"'. Hai anh đã thuyết phục
tiểu đội lính bảo vệ Kỳ đài hạ cờ ba que xuống và kéo cờ của
ta lên. Trước uy thế của lực lượng cách mạng, 9 giờ sáng 21-8,
cờ đỏ sao vàng đã tung bay trên đỉnh cột cờ trong sự reo hò
náo nhiệt của bà con thành phố Huế. Viên lãnh binh chỉ huy
lính khố vàng ở Ngọ môn hoảng sỢ, đã hô quân hướng súng
về phía Kỳ đài và chạy vào báo cáo với Bảo Đại. Bảo Đại vội
khoát tay: “Chớ, chớ, chúng bay nổ súng thì trẫm chết trước
đó!”. Ngày 22-8, lực lượng cách mạng chiếm giữ phía tả đầu
cầu Trường Tiền. Ta gửi thư cho Nhật nói rõ chủ trương của
Uy ban khới nghĩa, yêu câu họ không can thiệp vào công việc
của Việt Nam, đồng thời gửi tối hậư thư cho Bảo Đại yêu cầu
ông ta thoái vị, trao lại quyền bính cho nhân dân.
Kinh thành Huế nằm ở phía bắc sông Hương, rộng khoảng
5,2km^, được xây dựng từ năm 1805 thời Gia Long đến năm
1832 mới hoàn thành. Ngoài cùng là phòng thành, chu vi
9.900m, tường dày 21m. Hoàng thành nằm ở giữa còn có tên là
Đại nội, chu vi 2.450m, có điện Thái Hòa, trung tâm quan ưọng
nhâ"t của Hoàng thành, nơi đặt ngai vàng tại chính điện và là
nơi tổ chức các buổi lễ đại triều, điện cần Chánh, điện Càn
Thành, điện Kiến Trung, cung Khôn Thái. Trong cùng là Tử
Cấm thành, nơi ở và làm việc của vua và gia đình, chu vi
1. Kỳ đài cao 17,5m gồm ba tầng. Giữa là cột cờ bằng bê tông cao 29,5m.
Mỗi lần kéo cờ lên xuống phải sử dung sáu người.