Page 114 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 114
Chương 2: VmiAVỸ^. DE HAUTECLOQUE LECLERC 117
ban quân sự chứ không phải với Leclerc. Căn cứ vào tư liệu của
VVilliam J. Duiker thì ông Võ Nguyên Giáp và Leclerc, đại diện
Bộ Tổng chỉ huy quân đội hai bên, đã gặp nhau tại Hải Phòng
ngày 8-4-1946 để thỏa thuận các quy định cụ thể về mặt quân
sư của hiệp định quân sư, thưc chât là phụ lục {Accord annexe)
của Hiệp định sơ bộ do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Vũ Hồng Khanh
và Sainteny ký ngày 6-3-1946. Theo Nguyễn Khắc Huỳnh trong
cuốn Ngoại giao Việt Nam, (Nxb. Chính trị quốc gia, 2006) thì
Võ Nguyên Giáp và Leclerc gặp nhau trên chiến hạm Senegal
ngày 9-3-1946).
Trong bài viết khi Leclerc tử nạn trong cuốn N hững sư
kiện th ế kỷ XX, tướng Duvigier cho rằng: “Leclerc là người
lính chí nguyện trong cuộc chiến đấu ở Viễn Đông nhưng
hăm hở muốn trở về Pháp - mảnh đất cuối cùng chưa có đầy
đủ tự do”.
Leclerc, viên tướng ít nhiều có đầu óc thực tế, có quan điểm
khác với phái thực dân d’Argenlieu, người đầu tiên rút khỏi
cuộc chiến tranh Đông Dương với tư cách là Tổng tư lệnh đội
quân viễn chinh, song ông không phải là người cuôl cùng. Tiếp
tục “sự nghiệỊ^' của ông là một loạt chính khách, những nhà
quân sự ngày càng lún sâu vào cuộc chiến tranh. Leclerc đã
không làm được gì để ngọn lửa chiến ưanh lụi tàn. ông cũng
không góp phần cải thiện tình hình nước Pháp trong những
cuộc khủng hoảng triền miên.
Từ sau ngày lui về Pháp, ông ta được coi là một chuyên gia
về vấh đề Đông Dương và cả khi được cử làm thanh tra quân
đội Pháp tại Bắc Phi, ông vẫn chuyên trách theo dõi nghiên cứu
các vấn đề liên quan tới Đông Dương.
Ngày 31-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi Pháp với tư cách
là thượng khách của nước Pháp. Đúng vào lúc ở Pháp xảy ra