Page 118 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 118
0 ? ư c ử 7 ^ 2 PHILIPPE DE HAUTECLOQUE LECLERC 121
Theo ông, “Giai đoạn 10 tháng qua không thành công, giai
đoạn tới phải làm cho hiệu nghiệm về nỗ lực quân sự và chính
trị song hành. Chắc chắn là thời gian kéo dài, không được làm
nửa vời với nỗ lực quân sự. cần phải phối trí và chuẩn bị các
phương tiện để chiếm đóng các địa điểm trọng yếu tại Bắc Việt
là Hà Nội và con đường từ Hải Phòng đến Thủ đô. Tâl cả nỗ lực
phải tập trung vào vùng này”.
Léon Blum rât tán thành tờ trình, ông muốn cử ngay Leclerc
sang Đông Dương thay Valluy và hứa trong tương lai để ông
kiêm cả chức Cao ủy thay thế d’Argenlieu, người có quan điểm
cứng rắn và làm cho tình hình bế tắc.
Trước lời mời của Blum, Leclerc đã tham khảo ý kiến De GauUe,
người còn rất nhiều uy tín với các tướng lĩnh Pháp tuy không
còn tham chừih. De Gaulle nói: “Chính quyền phải hoàn toàn
chịu trách nhiệm về tình hình nghiêm trọng tại Đông Dương chứ
không phải d’Argenlieu. Tình hình quân sư sẽ được sáng sủa khi
ta có viện binh tới và lúc đó ta sẽ thiết lập nền chmh trị mới dựa
trên một căn bản mới. Nếu Chính phủ còn cần dùng Leclerc thì
tốt hơn hết hãy cho viện binh sang Đông Dương. Theo tôi, đây là
một thủ đoạn của Bộ trưởng Marius Moutet muốn tìm một
người chịu trận dể che đậy tội lỗi của ông ta”.
Leclerc nghe theo De Gaulle nhưng chưa kịp từ chối đề nghị
của Blum thì Ramadier lên thay Blum. ông ta chủ trương dùng
vũ lực lập lại trật tự ở Đông Dương, thống nhâl ba kỳ thành
một quốc gia trong Liên hiệp Pháp, chọn Emile Bollaert - chính
trị gia theo quan điểm tư do, có nhiệt tình và khả năng nhưng
chưa có tiếng tăm - sang thay d’Argenlieu. Trước khi rời Paris,
Bollaert đã được lời khuyên của Leclerc: “Phải đàm phán bằng
mọi giá”.