Page 123 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 123
127
rong quá trình tổ chức Quân đoàn viễn chirủì tái chiếm
TĐông Dương (tháng 6-1945), Leclerc đã dựa vào lực lượng
viễn chinh Pháp ở Viễn Đông do Roger Blaizot - nguyên thiếu
tá Tham mưu trưởng quân đội thuộc địa của Pháp ở Bắc Đông
Dương chiêu mộ và thành lập theo ý đồ của De Gaulle, đặt dưới
quyền Bộ Tư lệnh Đông Nam Á của Anh, hoạt động cùng quân
Anh trên chiến trường châu Á (năm 1944), song lực lượng này
mới chỉ là bộ khung khập khiễng với số quân hên 600.
Nhằm tăng cường sức mạrửi chiến đấu của quân đoàn,
Leclerc đã đề nghị úy ban quôh phòng đưa vào biên chế của
quân đoàn một phần Sư đoàn thiết giáp sô" 2, đơn vị cũ của ông
ta - nay do Massu chỉ huy, và Sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9 (9''
DIC) đang chiếm đóng Đức do Valluy chỉ huy.
Trong số các tướng lĩnh thân cận như Massu - Tư lệnh sư
đoàn thiết giáp, Nyo - Tư lệnh sư đoàn 3 bộ binh, Valluy - Tư
lệnh Sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9, Leclerc luôn dành cho
Valluy sự ưu ái, giữ vị trí tiền phong và là người thay thế số một.
Khi đổ bộ vào Nam Việt Nam, Valluy là Tư lệnh sư đoàn
kiêm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Nam Đông
Dương. Lúc dự định tiến ra miền Bắc, Leclerc chuyển Salan về
phía Nam (tuy vẫn giữ vai trò là sĩ quan liên lạc với quân đội
Tưởng và Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia Việt Nam), giao
quyền Tư lệnh miền Bắc Đông Dương cho VaUuy. Ngày 18-5-1946,