Page 124 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 124
128 VỀ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHlẾN TRƯỜNG...
Sainteny - Uy viên Cộng hòa Pháp về nước, Valluy đảm nhiệm
cả chức Uy viên Cộng hòa thay Sainteny. Khi Leclerc từ chức
cũng bàn giao luôn quyền Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh cho
Valluy và ữên cơ sở đó, Valluy được bổ nhiệm chức Tổng tư
lệnh vào tháng 7-1946.
Ông ta được trọng vọng vì so với lớp Leclerc, Salan, ông có
tuổi đời lớn hơn. Salan sinh năm 1900, Leclerc sinh năm 1902,
Valluy sũih năm 1899. Salan vẫn gọi ông là “mon vieux camarade
(ông bạn già)”. Valluy tốt nghiệp Trường Võ bị Saint-Cyr khóa
La Payette năm 1917 - 1918. Năm 1937 đã phụ trách công tác
tình báo của Bộ Thuộc địa tại vùng I ở Thượng Hải, chuyên
theo dõi đánh cắp tin tức khu vực Viễn Đông của Nga, Bắc Thái
Bình Dương và các nước Nhật Bản, Trung Hoa. Ngày 7-11-1940,
người ta thấy ông ta đeo lon đại tá, sau đó thăng thiếu tướng
Tham mưu trưởng Tập đoàn quân. Những ngày chiến đấu ở
châu Phi, ông ta là Tham mưu trưởng Quân đoàn B của tướng
De Lattre de Tassigny. ông đã trực tiếp chỉ huy đơn vị tác chiến
trên chiến trường châu Âu và cùng quân Đồng minh đánh đuổi
phát xít Đức sang tận sào huyệt tại nước Đức.
Cuộc đời binh lửa đã hình thành ở ông ta “đức” hiếu chiến
đến cực đoan, luôn coi hành động quân sự là biện pháp hàng
đầu và duy nhâl, luôn tìm cách khiêu khích gây hấh, tạo cớ thổi
bùng ngọn lửa chiến tranh ở Việt Nam.
Có chăng một lần duy nhất ông ta khuyên Sainteny không
nên vội vàng chuyên ữụ sớ Uy viên cộng hòa từ Ngân hàng
Đông Dương về phủ Toàn quyền ngay khi Lư Hán rời khỏi
Đông Dương chắc hẳn là do vừa “chân ướt chân ráo" đưa quân
lên Hà Nội, lực lượng còn mỏng, chưa kịp “bài binh bô' trậrì',
trong khi đó quân Tưởng không chịu rút hết quân trong tháng 3
theo quy định, cố tình trì hoãn đến tháng 5 mới rút hết khỏi