Page 117 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 117
120 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG...
muốh độc lập, thống nhâl quôc gia, và m ột nước chỉ muốn hỢp
tác như anh em với nước ngài sao?
Phải chăng đó là một công việc bạc bẽo đau đớn?
Giá thử ngài đánh được chúng tôi đi nữa - đấy là một điều
viển vông, vì nếu ngài mạnh về vật chất, thì chúng tôi đây,
mạnh về tinh thần, với một chí cương quyết chiến đâu cho tự
do của chúng tôi - thì những thắng lợi tạm thời kia chăng
những không tăng thêm mà lại còn làm tổn thương đến uy
danh quân nhân và tư cách ái quốc của ngài”b
Rời Đông Dương về Pháp ngày 9-1, Leclerc nhận xét: “Có
quá nhiều người ở đây tin rằng chiếc cầu nối giữa Pháp và Việt
Nam đưỢc xây dựng trên đông xác”. “Trước mắt có thể chưa
thực hiện được một giải pháp phức tạp, nhưng không thể có
giải pháp nào khác ngoài giải pháp chính trị. Pháp không thể sử
dụng vũ lực hòng khuất phuc một dân tộc 24 triệu dân luôn có
ý thức mạnh mẽ về bản sắc dân tộc”.
Trong tờ trình gửi Thủ tướng Pháp ngày 12-1-1947, Leclerc
cho rằng: “Có thể nối tiếp cuộc thương thuyết với Việt Minh,
nhưng dưa trên một hành động khác là phải khuât phục được
đôi phương về phương diện quân sư trước đã, sau đó mới có
thể bàn tới việc giải quyết bằng chính trị, tuy giải pháp chính trị
vẫn là chính yếu để có thể vãn hổi được trật tự tại Đông Dương.
Biện pháp quân sự không thể nào thành công được, quân sự
không thể dùng đơn phương hay tách rời khỏi chính trị.
Một hành động quân sự mạnh mẽ song song với một biện
pháp chính trị nhằm phân hóa thàrìh phần quốc gia có thể làm
cho Việt Minh mệt mỏi, phải châp nhận tái thương thuyết”.
1. Hồ Chí Mừih; Toàn tập, Sđd, t.5, tr.5.