Page 112 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 112
Chương2: VmU.ỸV^ DE HAUTECLOQUE LECLERC 115
D’Argenlieu ngỏ ý muốn trực tiếp gặp Qiủ tịch Hồ Chí Mmh
để bàn về cuộc đàm phán chính thức nhằm phê duyệt Hiệp
định sơ bộ. Chủ tịch Hồ Chí Mirứi đã đồng ý. Sáng 24-3, chiếc
thủy phi cơ Catalina đã chở Chủ tịch lên chiếc tàu chiến có tên
là Emile Bertin đậu trên Vịrữi Hạ Long. D’Argenlieu và các
quan chức Pháp đã chào mừng và mời Chủ tịch Hồ Chí Minh
duyệt đội tàu Pháp chậm rãi chạy qua tàu chỉ huy của Đô đốc
d’Argenlieu. Chủ tịch Hổ Chí Minh muôn cuộc đàm phán chính
thức diễn ra càng sớm càng tốt. D’Argenlieu đã đề nghị nên có
một cuộc họp trù bị tại Đà Lạt và cuộc đàm phán chính thức
cũng tổ chức tại đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cuộc đàm phán chính thức
được tổ chức ở Pháp. D’Argenlieu tỏ ý khó chịu vì như vậy sẽ
vượt khỏi tầm kiểm soát của ông ta và với vai ưò nguyên thủ
quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh dễ gây ảnh hưởng tới dư luận
Pháp vốn dễ dao động thất thường sau chiến trarửì. Nhưng
Leclerc và Sainteny lại đồng ý với Chủ tịch Hổ Chí Minh. Cuối
cùng, d’Argenlieu đã thua cuộc.
Trước sau d’Argenlieu luôn chủ trương dùng sức mạnh
quân sự chiếm lại Đông Dưctng, không thừa nhận nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, tách Đông Dưctng thành 5 xứ, lập ra
Chính phủ Nam Kỳ tự trị nhằm duy trì chế độ thực dân kiểu cũ
của Pháp. Ông ta phản đối mọi cuộc thương lượng. Ngay khi
đến Hà Nội để bàn về cuộc đàm phán hòa bình, ông ta không
từ bỏ mục tiêu hôl thúc Quốc hội Pháp phê chuẩn nước Cộng
hòa Nam Kỳ tư trị - con đẻ của ông ta. Khi thây Leclerc có
những cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt ữước ông
ta vấn đề thương lượng, d’Argenlieu rất bất bình, ông ta nói:
“Tôi không muốn thấy một Munich Đông Dương”, ám chỉ việc
tiếp xúc của Leclerc giống như sự nhượng bộ của Daladier,