Page 108 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 108

Chương2: VmiAVỸY. DE  HAUTECLOQUE LECLERC                       111



      những cú  đột kích  chớp  nhoáng mang  tính quyết định  đối với
      đối  phương.  Leclerc  bàn  với  Salan  thực  hiện  cuộc  đổ  bộ  từ

      đường biển với quy mô lớn do đích thân Leclerc chỉ huy, Salan
      sẽ  phối  hợp  với  đội  biệt  kích  của  Ponchardier  và  Comer  đưa
      một lực lượng nhảy dù vào thành Hà Nội. Salan cho đây là một
      hành  động  rất  nguy  hiểm,  rất  khó  khăn.  Quân  đội  Việt  Nam
      không phải là con số không. Họ đã có tới 6 vạn với 35.000 súng

      cá nhân,  1.350 liên thanh,  200  súng cối,  54 đại bác từ cỡ 37 đến
      75mm và có cả  chiến xa.  Quân nhảy  dù  có thể bị  tiêu  diệt hoặc
      bị  bắt  sống  như  toán  của  Castella  khi  nhảy  dù  xuống  Hiền  Sĩ
      cách Huế 20km.

          Cuộc  đàm  phán  Pháp  -  Trung  về  việc  Pháp  thay  thế quân
      Tưởng  tại  Bắc  vĩ tuyến  16  diễn  ra  không  suôn  sẻ.  Ngay  trong
      Hội nghị Teheran, khi bàn về số phận Đông Dương sau khi kết
      thúc  Chiến  tranh  thế giới  thứ hai,  Tưởng  đã  tổ  thái  độ  không
      đổng tình với việc  Pháp  trở lại thuộc  địa  cũ.  Hắn đã tính riêng

      với  Roosevelt  dành  cho  Việt  Nam  một  quy  chế  ủy  trị  vào
      khoảng  từ  20  đến  30  năm,  thực  chất  là  chuyển  Việt  Nam  vào
      vòng  tay  của  hắn.  Chính  vì  muôn  dựng  lên  một chính  phủ  tay
      sai,  hắn  đã  đưa  tới  16  vạn  quân vào  Việt  Nam  chỉ  để tước  khí
      giới 3 vạn quân Nhật đã dầu hàng.

          Tham  vọng  của  Tưởng  như  vậy,  song  cuộc  đẩu  tranh  của
      nhân  dân  Trung  Hoa  dưới  sự  lãnh  đạo  của  Đảng  Cộng  sản
      Trung  Quốc  đang  đe  dọa  sự  sống  còn  của  chế độ  Tưởng  Giới
      Thạch. Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, lực lượng quân
      sự của Đảng Cộng sản Trung Quôc phát triển mạnh. Liên Xô đã

      chuyển giao cho Đảng Cộng sản Trung Quốc toàn bộ vùng Đông
      Bắc  Trung Quốc,  vùng  công nghiệp  có  vị  trí  chiến lược  và  giao
      lại toàn bộ vũ khí thu được của hơn một triệu quân Quan Đông.
      Phía  Pháp  lại  nhân  nhượng  tới  mức  trao  trả  cho  Tưởng  các  tô
   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113