Page 103 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 103
106 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHlẾN TRƯỜNG...
Thượng Yên Quyết, tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Quốc
Oai, nay là quận cầu Giấy - Hà Nội), Henri Rivière (bị chết
trong trận phuc kích ngày 19-5-1883 cũng tại khu vuc cầu Giấy
khi từ nội thành mở cuộc tẩh công ra phía tây Thành phố Hà
Nội). Chiếc xe Jeep chở hắn và Massu do đại úy Perchand lái đã
bị súng cối và liên thanh của quân du kích tấh công. Mirabeau -
sĩ quan cận vệ của Leclerc chết tại chỗ. May mà Leclerc và
Massu thoát chết. Perchand đã than vãn bên xác Mirabeau: “ơ
Tchad (Cộng hòa Sát - châu Phi) thì không có gì đụng tới được,
mà lại chết ở Đông Dương. Thật tội nghiệp chàng trai!”.
Sau lần chết hụt này, Leclerc càng thâ'm thìa một điều sơ
đẳng và cũng là một chân lý hiển nhiên: ‘'Không thể dùng biện
pháp quân sự đ ể khuất phuc một dân tộc”. Chúng phải thưc
hiện chiến thuật “Vết dầu loang”, chiếm tới đâu thì thiết lập an
ninh trật tư các vùng phụ cận tới đó.
Ông ta đã gỢi ý với Paris một hình thức cai trị ở Đông
Dương, đó là hình thức tự trị. De Gaulle kiên quyết phản đối:
“Nếu tôi nghe theo điều tầm bậy đó thì chẳng mấy chốc Pháp
không còn là một đế chế nữa. Xin đọc lại tuyên bố của tôi ngày
24-3-1943 và tuân theo văn bản đó một cách triệt để”.
De Gaulle đã nghiêm khắc khiển trách d’Argenlieu vì đã
không khôi phục được trật tự trước khi đàm phán. Tháng 1-1946,
De Gaulle từ chức. Năm 1958, ông trở lại chính trường với nền
Đệ ngũ cộng hòa. Năm 1962, ông công nhận nền độc lập của
Algeria. Ngày 2-9-1966, ông thăm chính thức Campuchia theo
lời mời của Quốc vương Sihanouk. Trước cuộc mít tinh quần
chúng tại Phnom Penh, ông hô to: Mỹ cút khỏi Việt Nam!
(Americains quittez le Việt Nam!). Những nhận thức muộn mằn
của ông liệu có làm giảm bớt những lỗi lầm của ông trong quá
khứ đối với cuộc đâ'u tranh giành độc lập của các dân tộc?