Page 106 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 106
Chương2: DE HAUTECLOQƯE LECLERC 109
Thứ hai: Tìm cách để cho các Pháp kiều, kể cả dân sự và
quân sư, được trả tư do.
Thứba:T\m cách làm cho quân đội Tưởng rút khỏi xứ này.
Tôi không muốn đưa quân đội Pháp vào một cuộc chiến
trarủì bằng quân sự với miền Bắc, vì như kinh nghiệm tại Nam
Kỳ cho biết muốn làm như vậy cần mở liên tiếp các cuộc hành
quân, ta phải sử dụng một quân số râl to lớn, nhiều hơn quân
số ta có thể có được’”.
Mặt khác, Leclerc chỉ thị cho Salan đang dự cuộc điều đình
Pháp - Tưởng tại Trùng Khánh diễn ra ngày 7-2-1946, ngoài
muc tiêu chửih ưu tiên là phải:
“- Tranh thủ được sự hồi hương các đơn vị của tướng
Alessandri thực tếhiện coi như bị cầm tù tại Trung Quốc.
- Không thể tiết lộ chính xác cho người Trung Quốc biết số
quân và các địa điểm đổ bộ quân cùng các sự chuyển vận quân
đổ bộ.
- Đề cập việc vũ ữang cho 3.000 quân Pháp bị giữ trong
thành Hà Nội. Trong trường hợp có biến động cần giúp đỡ họ
tích cực.
- Khai thác tẩt cả tin tức liên quan đến tù binh Nhật ở các
trại tập trung và vũ khí của họ.
- Vì thể diện của Pháp, phải đòi lại dinh Toàn quyền".
Trong khi cuộc thương thuyết giữa ta và Sainteny còn bế
tắc, Leclerc còn chỉ thị tiếp cho Salan:
“- Thông báo cho quân Tàu là Pháp sắp đổ bộ nhưng phải
khôn khéo chỉ báo cho họ biết 48 giờ trước khi đổ bộ và 1 giờ
trước khi cho các toán nhảy dù xuốhg Gia Lâm.
- Điều cần thiết là phải làm chủ tình hình cảng Hải Phòng
ngay sau khi đổ bộ.
1. Claude Paillot: Le dossier secret de ĩ Indochine, p.59.