Page 111 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 111
114 VỀ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG...
đã vượt cầu Long Biên tiến vào Hà Nội hổi 12 giờ. Người Pháp
vui mừng nhưng Leclerc công khai bộc lộ; “Nhiệm vụ khó khăn
nhất, phức tạp nhâ't là đưa quân Pháp ra miền Bắc Việt Nam”.
Ông ta không tin với một sư đoàn có thể bình định được một
đất nước. Theo ông ta, “đây không phải là một cuộc chiến tranh
chông một quân đội mà là cuộc chiến tranh chống cả một dân
tộc . Tuy nhiên, Leclerc không vì thế má kém vui, ông ta nói với
Salan: “Tôi tìm lại được cảm giác khi Binh đoàn thiết giáp số 2
tiến vào Paris”, cùng với Jean Sainteny và Valluy, ông ta bước
lên ban công tòa nhà của đại diện Cộng hòa Pháp đưa hai tay
lên thành hình chữ V (chiến thắng) và hô lên: “Hà Nội, chặng
cuối cùng của tự do!”.
Chiều ngày hôm đó, Leclerc, Sainteny và Pignon tới Bắc Bộ
phủ gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ,
buổi tôl họ dự bữa tiệc do Chủ tịch Hồ Chí Minh chiêu đãi. Hai
bên chúc mừng quan hệ Việt - Pháp, nhưng không khí ữong
phủ cũng căng thẳng như ngoài đường phố. Sự có mặt của
quân Pháp chè chén say sưa gỢi lại trong ký ức người Việt Nam
những cay đắng trước đây. Thiếu tá Mỹ VVhite nhớ lại: “Không
khí bữa tiệc lạnh lẽo. Những vị khách Pháp hầu như không có
gì để nói, còn những vị khách Trung QuôT do Lư Hán dẫn đầu
thì say mèm”.
Ngày 22-3, có một cuộc diễu binh chung giữa quân Pháp và
quân Tiếp phòng Việt Nam. Trong đám đông đxíng hai bên
đường có cả người Pháp và người Việt, họ chỉ hoan hô đoàn
quân của họ diễu qua. Sáng hôm sau, Leclerc rời Hà Nội và trao
quyền chỉ huy cho Valluy.
Vừa nắm quyền, Valluy đã cho quân chiếm đóng trái phép
một số địa điểm ngoài quy định của Hiệp định. Phẫn nộ dâng
cao dẫn đến cuộc tổng đuih công, Pháp phải rút quân về vị ữí cũ.