Page 263 - Văn Hóa Ứng Xử Việt Nam Hiện Nay
P. 263
Nguyên Thanh Tuấn
Trang phục của phụ nữ có khuyên tai, vòng cổ, vòng tay.
Hoa văn trên trang phục chủ yếu được dệt từ cách sỢi vải
ngang dọc tạo thành những nét hoa văn hình học. Quần áo
của dân tộc Kinh không có hoa văn.
Vê lễ hội: Các dân tộc thiểu sô" nưóc ta là cư dân trồng
trọt, vì thế, lễ hội chủ yếu phản ánh tập quán gieo trồng,
cầu mùa màng bội thu và tập quán thu hoạch. Nghề săn
bắn và hái lượm cũng được thể hiện trong lễ hội hóa trang,
trong các động tác tượng trưng cho pháp thuật, săn bắn,
cho kết quả hay chiến lợi phẩm thu được. Ngoài ra còn các
lễ hội liên quan đến nguồn gốíc và lịch sử dân tộc v.v...
Lễ hội gồm hai phần: Phần lễ do thầy cúng thực hiện,
mang tính nghi thức, truyền tải ý nghĩa thiêng liêng, tôn
nghiêm, nhằm gửi gắm một niềm tin sẽ được thần linh phù
hộ cho cả cộng đồng; phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian
được mọi người cùng tham gia tích cực và vui vẻ.
Người Tày, Nùng có hội lùng tùng (lồng tồng). Người
Thái có lễ Xên bản, Xên mường vối hội ném còn, múa và
nhảy tập thể. Người vùng cao Tây Bắc (Mông, Dao) có các
lễ hội "gấu tào", "nào xồng", "nhi àng chầm đao" vói mục
đích cầu tự, ăn thề bảo vệ rừng và tập luyện võ nghệ, ở
Tây Nguyên lễ hội rất đa dạng, như lễ hội cúng trời, cúng
đất, cúng hồn lúa, cúng lên nương, cúng nhập hồn lúa vào
kho v.v... Trong đó có lễ đâm trâu mừng chiến thắng (gọi
264