Page 260 - Văn Hóa Ứng Xử Việt Nam Hiện Nay
P. 260
T)ăn£óa ííwy xử Oièí OCam Êièn naỳ
mùa vất vả có thể ăn thêm 1 - 2 bữa phụ. Rượu là thứ nước
uống phô biến.
ở vùng thấp của Tây Bắc, người Thái, người Mường
chiếm số đông trong các dân tộc. Dân tộc Thái, Mường sống
bằng nghề làm ruộng nước kết hỢp với chăn nuôi và khai
thác sản vật của rừng. Người Thái ăn xôi. Xôi được đồ trên
cái ninh; đồ một lần án trong cả ngày. Người Thái có nhiều
cách chê biến thịt, cá nổi tiếng, như món cá Lạp, món nướng
chấm "nặm Via", cá ăn gỏi, cá nước,... rượu cần "lảu xá";
rượu chưng cất của họ khá ngon; rau thường ăn sống.
Tại vùng cao Tây Bắc, phong tục ăn, uống của dân tộc
Mông, Dao là tiêu biểu. Họ ăm cđm, canh rau. Thường nấu
một lần vào buổi sáng để ăn cả ngày. Khi ăn không dùng
bát, đũa, mà dùng thìa gỗ xúc cơm trong rá và canh trong
bát để ăn. Mèn mén được chê biến từ bột ngô và "thắng cô"
(lẩu bò, chó, lợn, dê) là thức ăn độc đáo ở đây.
ở Tây Nguyên, các dân tộc đều ăn cơm, rau. Rau luộc
hoặc nấu canh. Trong bữa ăn đồng bào thường dùng nhiều
ớt. RưỢu cần ở đây rất nổi tiếng trong nước.
Nhìn chung, các dân tộc Việt Nam đều có tập quán ăn
cơm, rau (luộc hoặc nấu canh) là chính, thịt, cá là phụ, kể
cả các dân tộc ít người ở ven biển hoặc ở Nam Bộ (Chàm,
KRơme). Không ít dân tộc nấu một lần để ăn cả ngày. Ăn
bằng bát hoặc bằng thìa gỗ v.v... Càng đi về phía Nam, cư
261