Page 72 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 72
Đứng đầu tông tộc là một tộc trưởng vô"n là
người già nhất trong ngành trưởng, ông được các
thành viên trong tông tộc coi trọng. Tộc người
Nùng không có từ đường thò cúng tổ tiên chung
như người Việt do tộc trưởng đảm trách trông coi
và tổ chức những cuộc cúng lễ chung, nhưng vai trò
tộc trưởng trong dân tộc Nùng cũng rất quan trọng:
dàn xếp xích mích trong nội bộ, tổ chức giúp đỡ các
gia đình khi gặp khó khăn, nhiều khi còn được mòi
đến chủ trì các nghi lễ, ma chay, cưới xin, chứng
kiến việc chia tài sản trong các gia đình thành viên.
Xét về quan hệ họ hàng thân thích thì trong tộc
người Nùng có hai quan hệ: họ bô" và họ mẹ.
Họ bô" là họ nội ("pjạng nả") đưỢc coi là thân
cận hơn cả. Người Nùng theo tộc hệ 7 đòi: trên
mình có "pò" (cha mẹ), trên "pò" có "pú" (tổ phụ
mẫu), trên "pú" có "pù chòi" (tằng tổ); dưới mình có
"lục" (con), dưới "lục" có "lan" (cháu), dưới "lan" có
"lỉn" (chắt). Anh em trai của bô" mình gọi là "jé
xúc" (tức bác và chú), chị em gái của bô" mình gọi là
"xắm à" (tức bác và cô). Đồng hàng với mình là "plữ
noọng" (anh em), con bác - con chú gọi là "plữ
noọng jé xúc" (anh em thúc bá hoặc tòng huynh đệ,
tòng tỷ muội), con cô con cậu gọi là "lục xắm lục à"
và "lục khặu" (tức biểu huynh đệ, biểu tỷ muội).
Danh xưng trong quan hệ huyết tộc và thân tộc ở
đây có sự phân biệt rõ ràng.
Họ mẹ là họ ngoại ("pjạng lăng") gồm những
người thân thích theo phụ hệ bên mẹ mình. Cha mẹ
của mẹ gọi là "ké" hay "tai", anh em trai của mẹ gọi
70