Page 69 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 69
và đốt rừng ở những nơi gần nguồn nước - những
khu rừng được cho là thiêng liêng, nơi ở của các
thần linh - với lý do tôn giáo, nhưng thực chất là
biểu hiện ứng xử của con người nhằm bảo vệ môi
trường sông của mình. Việc ngăn ngừa vi phạm vào
các khu rừng cấm không chỉ dân bản sở tại tuân
theo mà các bản khác, tộc người khác cùng cư trú
trên một địa bàn cũng phải tôn trọng.
Quan hệ của các thành viên trong cộng đồng
làng bản là tương thân tương ái. Trong bản rất ít
khi có sự cãi cọ, xô xát lẫn nhau. Mọi người đều có
thái độ tôn trọng nhau. Người già cả, thế hệ trên
nhường nhịn người ít tuổi, thế hệ dưới. Ngược lại
người ít tuổi, thế hệ dưới luôn tôn kính người già,
thế hệ trên. Khi gặp trên đường đi, họ luôn tránh
ra phía dưói đường để nhường bước cho người già.
Khi ngồi ăn cùng mâm, khi chúc rưỢu, người ít tuổi
ít khi cụng chén với người lớn tuổi hơn. Nếu phải
cụng chén (bị động), cũng không bao giờ cụng chén
ngang bằng hoặc cao hơn chén của người lớn tuổi
hơn mình.
Trong cuộc sông, người cùng bản giúp đỡ nhau,
trong sản xuất có tập quán "vàng slèng", "vàng nà"
nghĩa là vào mùa màng bận rộn họ đổi công cho
nhau: chuyển phân ra ruộng, giúp nhau cày bừa,
cấy gặt... lần lượt từ gia đình nọ tối gia đình kia.
Nhò đó, nhiều khâu sản xuất được hoàn thành
nhanh gọn và có hiệu quả. Mỗi khi một gia đình
nào đó có đám cưới, người cùng bản đến giúp đỡ:
dựng rạp, làm cỗ bàn, tiếp khách và đến dự lễ đông
67