Page 71 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 71
nơi họ đã đi qua... đế truyền lại cho con cháu, đế
đòi sau có dịp tìm kiếm họ hàng bà con. Thành
viên của cùng một dòng họ có khi cư trú ở xa nhau
nhưng vẫn thường qua lại thăm hỏi nhau. Qua hệ
thông tên đệm của một số dòng họ, giúp ta thấy
được thế thứ các đời trong tộc hệ, vì thế khi gặp
nhau, người ta dễ dàng nhận ra quan hệ dòng họ
xa hay gần.
Chẳng hạn như người Nùng Phản Slình có họ
Hoàng ở bản Tồng Riềng, xã Hải Yến, huyện Cao
Lộc, tỉnh Lạng Sơn có 8 tên đệm: Slương, Sỉư, Sào,
Tỉnh, Trung, Quốc, Xuân, Quý; hay họ Lỗ ở Nà
Chang, xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc
Kạn có 12 tên đệm: Thiện, Phúc, Văn, Hỷ, Chấn,
Nhậm, Kim, Kinh, An, Dung, Đức, Ngọc. Người
Nùng An có họ Nông ở Phúc Xen, Quảng Uyên, Cao
Bằng có 15 tên đệm: Đinh, Triều, Kính, Thiên,
Nhật, Nguyệt, Minh, Quang, Thành, Thừa, Địch,
Trung, Hữu, Kim, Ngọc. Người cùng mang một tên
đệm là người cùng thê hệ và qua đó cũng xác định
bậc trên - bậc dưói, quan hệ gần - xa của các chi họ.
Mỗi dòng họ bao gồm nhiều tông tộc. Mỗi tông
tộc thường cùng cư trú trong một thôn và cũng có
khi ở nhiều nơi của một xã hay khác cả huyện nữa.
Mỗi tông tộc thường có truyền thuyết về nguồn gốc,
về lịch sử hay tộc phả chung hoặc có mộ tô chung.
Quan hệ giữa các thành viên tông tộc khá chặt chẽ.
Những gia đình của một tông tộc vào những dịp
cưới xin, ma chay, sinh đẻ, lễ vào nhà mới... đều
báo tin cho các gia đình thành viên tông tộc đê
thăm viếng, chúc mừng, chia vui.
69