Page 66 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 66
VĂN HÓA ỨNG XỬ
CỘNG ĐỔNG LÀNG BẨN
Dân tộc Nùng đã định cư thành làng bản từ
lâu đồi. Làng bản thường được lập trên những
dải đất chạy quanh chân đồi, chân núi, ven sông
suô"i hay trên những gò đất thấp..., dựa lưng vào
đồi - núi, phía trước là bồn địa đã được khai phá
thành đồng ruộng.
Mỗi bản đều có một tên gọi riêng. Tên bản
thường được bắt đầu bằng các tiền tô; "Bản " làng
xóm như Bản Bon, Bản Mạ, Bản Bó, Bản Slẳng...;
"Nà" (ruộng) như Nà Chang, Nà Áng, Nà Cáp...;
"Khuôi" (suối) như Khuổi Bôc, Khuổi Hiến, Khuổi
Hoi, Khuổi Chang...; "Lủng" (thung lũng) như
Lủng Cát, Lủng vải, Lủng cầu...; "Bó" (giếng
nước) như Bó Báng, Bó Lếch...; "Cốc" (gôh cây)
như Cốc Lùng, Côc Chia, Cốc Lếu, Cốc Mười...
Những tên gọi này là tên Nôm của các tộc người
Nùng, Tày và chỉ qua tiếng Nùng, Tày mới hiểu
được ý nghĩa của nó.
Xưa kia, để đề phòng trộm cướp, thú dữ từ
ngoài xâm nhập vào mà cũng để ngăn giữ gia súc,
gia cầm từ trong bản ra phá hoại mùa màng và hoa
64