Page 40 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 40
săn bắn đã và đang từng bước bị thu hẹp lại, trừ
những vùng sâu, hẻo lánh.
Hoạt động đánh bắt cá chiếm một vị trí quan
trọng trong đòi sông ở những vùng gần sông suối
lớn. Có nhiều hình thức đánh bắt cá, trong đó có
mấy hình thức cơ bản như đánh bắt bằng tay, ruốc
cá và đánh bắt bằng dụng cụ.
Ruốc cá, tiếng Nùng gọi là "bưa pja". Đồng bào
dùng quả dọc, lá cây có độc tô" như lá cơi, lá cây bi,
vỏ cây xui... vò hoặc giã nhỏ, rắc xuông một khúc
suối hay một vũng sâu. Thuôc rắc chảy đến đâu thì
cá nhiễm độc nổi lên tới đó. Cách đánh bắt này gây
nhiều tác hại, làm cho cá to, cá nhỏ đều bị tiêu
diệt, nguy hại hơn là nó làm ô nhiễm môi trường
sông của nhiều sinh vật, có khi cả gia súc cũng bị
nhiễm độc cho nên ngày nay, người ta không dùng
phương pháp đánh bắt này nữa.
Cách đánh bắt cá bằng dụng cụ rất phong phú.
Mỗi dụng cụ có một cơ cấu và chức nàng riêng, bao
gồm các loại dụng cụ thường gặp như nơm, giậm,
đó, khụp lưỡi câu, đinh ba có ngạnh, chài, lưới, vó...
Tuy chài lưới đã phổ biến ở những vùng người
Nùng sông gần sông suôi lớn nhưng cho tới nay
trong cộng đồng vẫn chưa có người chuyên sồng về
chài lưới và đánh cá. Việc đánh bắt cá chỉ giữ vai
trò quan trọng trong việc góp phần để cải thiện bữa
ăn hàng ngày trong gia đình là chính.
Trao đổi - mua bán
Việc trao đổi hàng hóa và chợ búa đã hình
thành từ lâu ở vùng cư dân Nùng. Trước đây, chợ
38