Page 39 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 39
mang ý nghĩa rất quan trọng trong đòi sông của
đồng bào Nùng. Đứng ở vị trí quan trọng hàng đầu là
hái lượm các loại rau rừng, các loại măng, nấm.
Nhiều loại có giá trị dinh dưỡng cao như rau ngót,
rau dớn, nấm hương, mộc nhĩ... được nhiều người ưa
thích. Các loại cây có củ như củ mài, củ từ, cây
báng... vẫn được khai thác, nhất là vào những thòi kỳ
giáp hạt, những năm mất mùa, đói kém. Đây là
nguồn cứu đói của nhiều gia đình. Mùa xuân là mùa
đâm chồi nảy lộc sinh trưởng của giới thực vật nên
thu lượm được nhiều hơn. Còn mùa đông, sô" lượng
sản phẩm thu lượm giảm xuống, nhưng vẫn còn một
sô" loài có sô" lượng cá thể lớn, nhất là nhiều loại nấm,
nên cư dân các địa phương vẫn có thể tiếp tục tìm
kiếm. Trong các sản vật hái lượm còn bao gồm cả các
loại côn trùng và nhuyễn thể như nhộng ong, nhộng
kiến, trứng kiến, sâu năng, sâu cây lau, ốc, trai, hến,
tôm, cua, ba ba, tắc kè... với sô" lượng không ít.
Trước đây, muông thú còn nhiều như hươu, nai,
lợn cỏ, cầy, cáo, hổ, báo... và các loại chim muông.
Đó là đôi tượng của săn bắn. Săn bắn không có
mùa nhất định. Săn bắn có hai cách: săn cá nhân
và săn tập thể (tức là săn đuổi). Vũ khí dùng cho
săn bắn có nhiều loại: súng, nỏ và bẫy. Sán bắn
muông thú đô"i với người Nùng vừa là để bảo vệ
mùa màng, vừa là để cung cấp thêm thịt cho khẩu
phần của con người.
Nhiều năm trở lại đây do dân sô" tăng, rừng
rậm bị tàn phá, việc khai thác thiên nhiên một
cách bừa bãi, nguồn thực vật và động vật rừng
ngày càng suy giảm. Hình thức kinh tế hái lượm,
37