Page 278 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 278
278 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI
Số lượng các vụ vi phạm ngày càng nhiều hơn, tỷ lệ thuận với nó là
quy mô và mức độ ngày càng lớn và phức tạp. Thực tế cho thấy, hiện nay,
nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn thờ ơ, thậm chí thiếu hiểu biết về bảo hộ
Quyền SHCN của chính mình. Thực tế là nhiều DN không thể lường trước
được việc nhãn hiệu hàng hóa uy tín của mình đã có người khác nhanh
chân đăng ký bảo hộ "giúp" một cách hợp pháp, thậm chí nhiều sản phẩm
hàng hóa giả và nhái nhãn mác của họ đã được sản xuất và tung ra thị
trường với số lượng lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng không những về kinh
tế mà hơn hết chính là uy tín của DN đối với người tiêu dùng (NTD). Có
trường hợp nhiều DN tránh "vết xe đổ" đi trước, vội vàng làm thủ tục đăng
ký bảo hộ SHCN cho cả những sản phẩm, dịch vụ chưa thực sự chiếm lĩnh
được thị trường.
- Vi phạm Quyền Tác giả phần mềm (BQPM)
Vi phạm quyền tác giả phần mềm (BQPM), chuyện không mới,
nhưng cũng chưa bao giờ cũ, dường như vừa được “hâm nóng” bởi vụ
việc Công ty Daewoo-Hanel bị các cơ quan chức năng phát hiện dùng
“chùa” một lượng phần mềm khá lớn, trị giá gần 1 tỷ đồng. Đây chỉ là một
trong số những công ty bị các cơ quan quản lý nhà nước phát hiện và xử lý
vì vi phạm BQPM trong thời gian qua.
Tuy danh sách những công ty này chưa dài, thậm chí còn quá ít ỏi,
nếu so với con số tỷ lệ vi phạm BQPM trong năm 2005 lên tới 90% ở Việt
Nam mà Liên minh Các doanh nghiệp (DN) phần mềm thế giới (BSA) đã
công bố, nhưng rõ ràng, cũng là một ghi nhận về những nỗ lực của Chính
phủ trong việc thực hiện cam kết đẩy mạnh xử lý vi phạm BQPM trên toàn
quốc trong các năm sau.
Theo ông Jeffrey Hardee - Phó chủ tịch kiêm Giám đốc khu vực châu
Á - Thái Bình Dương của Liên minh Phần mềm doanh nghiệp (BSA): "Tỷ
lệ vi phạm Quyền Tác giả của một quốc gia là chỉ số quan trọng để phân
biệt giữa những nước tranh thủ được các lợi ích kinh tế to lớn do công
nghệ thông tin đem lại và những nước để lãng phí cơ hội này. Ông Jeffrey
Hardee đã có những đề xuất cụ thể với Việt Nam như tăng cường pháp chế
về Quyền Tác giả. Đó chính là thực hiện Hiệp định Thương mại song
phương Việt - Mỹ, Công ước Berne, Hiệp ước về Sở hữu trí tuệ của Tổ