Page 122 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 122
122 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI
Sáng chế
Liên quan tới (1) nội dung bảo đảm khả năng cấp bằng độc quyền đối
với mọi sáng chế, (2) nội dung loại trừ khả năng cấp bằng độc quyền, (3)
đối tượng của một bằng độc quyền, (4) quy định một số lượng có giới hạn
các ngoại lệ đối với độc quyền theo bằng độc quyền, (5) bằng độc quyền
và việc hưởng các quyền theo bằng độc quyền, (6) rút lại việc cấp một
bằng độc quyền, (7) quyền của các chủ bằng độc quyền, (8) quyền từ chối
cho phép sử dụng sáng chế, (9) thời hạn bảo hộ đối với bằng độc quyền.
Thiết kế bố trí (Topography) mạch tích hợp
Gồm (1) các hành vi bất hợp pháp sử dụng thiết kế bố trí mạch tích
hợp, (2) sự không cho phép cấp li-xăng không tự nguyện đối với thiết kế
bố trí mạch tích hợp, (3) điều kiện bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp.
Thông tin bí mật (Bí mật thương mại)
Đề cập đến (1) quy định các biện pháp pháp lý ngăn chặn để thông tin
bí mật không bị tiết lộ hoặc bị tiếp cận cho người khác, (2) cản trở hoặc
hạn chế việc cấp li-xăng tự nguyện về thông tin bí mật, (3) quy định về
trình kết quả thử nghiệm và bảo vệ dữ liệu bí mật,…
Kiểu dáng công nghiệp
Liên quan tới (1) nội dung bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp, (2) các
yêu cầu đối với việc bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp, (3) quyền của chủ
sở hữu kiểu dáng công nghiệp, (4) quy định một số ngoại lệ đối với việc
bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, (5) thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
2.3 HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM
2.3.1 Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO).
a) Nguồn gốc
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) được chính thức thành lập
ngày 14 tháng 7 năm 1967 khi Công ước Stockholm được thông qua. Năm
1974, WIPO trở thành tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc. Trụ sở
của WIPO đóng tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ.