Page 125 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 125
Chương 2: Các điều ước quốc tế ... sở hữu trí tuệ 125
- Công ước Geneve về bảo hộ người ghi âm, chống sao chép trái phép
bản ghi âm.
- Công ước Brusels về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền
qua vệ tinh.
- Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm
và tổ chức phát sóng.
- Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới.
Là thành viên của WIPO, hàng năm Việt Nam đều cử đại biểu tham
dự các cuộc họp quan trọng và các hội thảo, hội nghị do WIPO tổ chức.
Đồng thời, WIPO đã cử nhiều cán bộ, chuyên gia sang giúp Việt Nam đào
tạo cán bộ về các lĩnh vực chuyên môn như Kiểu dáng công nghiệp, Bằng
độc quyền sáng chế, Sáng chế... WIPO đã cung cấp trang thiết bị và tài
liệu cho Cục Sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ dự án PCT-ROAD phục vụ
nhu cầu chuyển đơn đăng ký quốc tế theo PCT qua mạng Internet cho văn
phòng Quốc tế của WIPO.
2.3.3 Hợp tác quốc tế khác
a) Hợp tác với Nhật Bản
Trong khuôn khổ dự án “Hiện đại hóa quản trị Đơn sở hữu công
nghiệp (IPAS) Chính phủ Nhật Bản tài trợ, các hoạt động cơ bản về
chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến xử lý Đơn sở hữu công nghiệp của
Cục Sở hữu Trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) đã được đẩy nhanh
tiến độ, tiết kiệm đáng kể nguồn nhân lực. Đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ
bản thành các chuyên gia đủ năng lực tiếp quản, vận hành hệ thống IPAS
và công nghệ được chuyển giao. Cục Sở hữu Trí tuệ và cơ quan Sáng chế
Nhật Bản đã ký Thỏa thuận hợp tác trao đổi kết quả xét nghiệm kiểu dáng
công nghiệp. Trong năm 2005, Cục Sở hữu trí tuệ đã triển khai các nội
dung về SHTT trong “Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản” nhằm cải
thiện môi trường kinh doanh, tăng cường sự cạnh tranh của Việt Nam.
b) Hợp tác với Liên minh châu Âu (EC)
Dự án Hợp tác EC - Việt Nam do Liên minh châu Âu tài trợ trong
Khuôn khổ Chương trình hợp tác EC - ASEAN về SHTT (ESCAP I và II)