Page 127 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 127
Chương 2: Các điều ước quốc tế ... sở hữu trí tuệ 127
Thời gian qua, Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã tiếp
nhận một số cán bộ Việt Nam sang dự các khóa đào tạo về SHTT. Tháng
4 năm 2005, Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tổ chức
Hội thảo về thực hiện quyền SHTT. Hiện nay, USPTO thường xuyên cung
cấp cho Cục Sở hữu trí tuệ các thông tin về bằng sáng chế và nhãn hiệu do
cơ quan này công bố.
g) Hợp tác với các đối tác khác
Ngoài các đối tác trên, những năm qua, Việt Nam đã duy trì quan hệ
hợp tác với các nước khác như Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan, Ốt-xtrây-li-a...
Hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
nhưng trong suốt quá trình đàm phán để gia nhập tổ chức này cũng như
trong giai đoạn hiện nay, SHTT luôn là lĩnh vực rất được quan tâm. Chỉ
riêng năm 2005, Việt Nam đã tiến hành đàm phán về SHTT tại các phiên
thứ 9 và thứ 10 (đa phương) và tại các cuộc đàm phán với EU, Mỹ, Mê-hi-
cô (song phương)... Việt Nam cũng đã và đang tích cực tham gia các hoạt
động hợp tác về SHTT trong APEC, ASEAN nhằm trao đổi thông tin, đối
thoại, đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực. Có thể khẳng định quan
hệ hợp tác Việt Nam với WIPO và các đối tác nêu trên đã giúp Việt Nam
bước đầu đáp ứng yêu cầu về SHTT trong hội nhập kinh tế, giúp Việt Nam
khẳng định vị thế của mình trong các diễn đàn hợp tác đa phương và các
mối quan hệ song phương.
2.4 CÁC VĂN BẢN LUẬT CỦA VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
(1)
2.4.1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Có liên quan trong một số điều sau:
Điều 30. Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị
của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng
tạo trong nhân dân.
(1) Được Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992.