Page 124 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 124

124               VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI



                             Trên trường quốc tế, vị trí của WIPO đã có những thay đổi lớn so với
                        khi mới thành lập, ngoài việc duy trì chức năng quản lý các Điều ước/Hiệp
                        định được ký kết giữa các quốc gia, WIPO đẩy mạnh việc hợp tác liên
                        chính phủ trong quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ, song song với việc mở
                        rộng và đa dạng hóa các loại hình hoạt động. WIPO cũng không dừng ở
                        việc thúc đẩy các đối tượng bảo hộ SHTT, mà đang ngày càng tham gia
                        vào việc giúp đỡ các nước đang phát triển trong việc soạn thảo xây dựng
                        và thực thi pháp luật, trong việc thiết lập cơ cấu hành chính, thiết chế phù
                        hợp cũng như trong việc giúp đào tạo nguồn nhân lực.
                             Ngày nay, WIPO thực hiện việc tiếp cận toàn cầu không chỉ đối với
                        vấn đề SHTT mà cả với vai trò SHTT trong khuôn khổ rộng lớn hơn với
                        các vấn đề mới nổi như tri thức truyền thông, văn hóa dân gian, đa dạng
                        sinh học và bảo vệ môi trường. Thông qua mạng thông tin SHTT toàn cầu
                        (WIPONET), WIPO góp phần nâng cao đáng kể sự hiểu biết của nhân dân
                        về sở hữu trí tuệ, về nhu cầu cổ vũ và Bảo hộ Sở hữu trí tuệ.

                             2.3.2 Quan hệ Việt Nam – WIPO

                             Việt Nam tham gia WIPO ngày 02 tháng 6 năm 1976 khi phê chuẩn
                        Công  ước thành lập WIPO. Trong các  Điều  ước quốc tế về SHTT do
                        WIPO quản lý, đến nay Việt Nam đã tham gia:
                             a) Hiệp định hợp tác bằng sáng chế

                             b) Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp: Công ước này áp
                        dụng cho sở hữu công nghiệp theo nghĩa bao gồm sáng chế, nhãn hiệu,
                        kiểu dáng công nghiệp, mẫu hữu ích, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (chỉ
                        dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ) và chống cạnh tranh không lành mạnh.

                             c) Thỏa ước và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
                        hàng hoá.

                             Trong quá trình hội nhập và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
                        (WTO), Việt Nam đã và đang xem xét tham gia các Điều ước quốc tế sau
                        về SHTT:

                             - Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở
                        hữu trí tuệ (TRIPS).
                             - Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật.
   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129