Page 16 - Tuổi Trẻ Hoàng Văn Thụ
P. 16
Các cụ già ở biên giới bây giờ còn kể chuyện cứ mỗi thời kỳ trong nƣớc có biến cố lại có
từng đợt ngƣời ra đi qua Lạng Sơn. Hồi Đông Du, thấy nhiều ngƣời già, nhiều ông đồ nho. Có
những ngƣời đƣờng trong, nói tiếng Kinh khó nghe. Rồi từ năm trƣớc đây, quãng 1926 trở lại, có
rất nhiều thanh niên, đôi khi hàng trăm ngƣời, cả đêm vƣợt núi qua biên giới, đi tìm cách mệnh...
Hầu hết đều ăn mặc tƣơng tự những ngƣời Lạng Sơn về xuôi sắm Tết nhƣ ta vừa gặp trên tàu,
mũ cát, giày có cổ, áo lƣơng hay áo tây vàng, ngồi cuối toa, gần cửa lên xuống và đôi mắt trầm
ngâm. Đấy không phải ngƣời buôn. Cũng không phải ngƣời đi sắm Tết. Họ là ngƣời đi tìm liên
lạc với cách mệnh. Bọn Pháp đi tuần, gặp, rất sợ. Chỉ hỏi một câu, chậm trả lời, là đạn đã bắn
đến rồi.
Trên những chuyến tàu lên Lạng Sơn, họ tránh xuống các ga chính - thƣờng ở đấy có lính
gác và mật thám rình sẵn. Họ không vào Kỳ Lừa, Đồng Đăng hay Nà Sầm. Họ xuống lơ lửng ga
xép quãng Tam Lung hay Quán Hồ. Ở đấy, đã có ngƣời của tổ chức đón rồi đƣa tắt qua các làng
biên giới. Trong đám thanh niên ấy cũng đông những ngƣời chỉ có tấm lòng sốt sắng trong đầu
mang máng nghe phía ấy có cách mệnh, họ đi. Nếu may, đi đƣợc, không may, phải đạn chết giữa
đƣờng hoặc lại sa vào tay mật thám.
Các làng biên giới đƣơng dần dà vào những ngày áp Tết.
Con trâu kéo mật thong thả bƣớc quanh cái trục gỗ, cổ rƣớn lên, suốt ngày kẽo kẹt ngoài đầu
xóm. Dù buồn hay vui thì cái Tết cho mọi ngƣời cũng cứ đƣơng đến. Nhà chức việc, các quan
trong làng làm lễ sắp ấn và xếp giấy tờ đã lâu. Ai vô phúc có việc hầu kiện lúc này phải có lễ lạt
đút quan làng gấp mấy lần tiền tháng trƣớc. Các nhà làm then trong xóm đã cúng tất niên. Bàn
tay cô then trắng xanh phẩy phẩy trên mặt đàn. Tiếng đàn tính phảng phất đến tàn canh.
Câu hát Nùng tình tứ lƣợn trên đám khăn áo chàm mới xanh biếc.
Hoa đẹp bướm đến đậu
Thấy từng đôi sánh bay
Thấy anh lẻ loi
[4]
Thật khó nghĩ
Có hai ngƣời thanh niên quyết tâm vứt hết những ràng buộc hàng ngày. Cái Tết đẹp và
những cuộc chơi của tuổi mƣời tám cũng không giữ đƣợc chân họ. Tiếng gọi cứu nƣớc đêm ngày
nung nấu, thôi thúc, giục giã. Họ không thể ngồi yên. Họ không thể ở lại. Thụ và Chi bƣớc chân
đi tìm liên lạc với cách mệnh.