Page 38 - Thắm Dò Vũ Trụ
P. 38
Từ năm 1853 đến 1861, Richard Christopher Carrington, một ngưòi
Anh say mê thiên văn học, đã tiến hành vẽ bản đồ các vệt đen Mặt tròi
hằng ngày. Công việc dài hoi này đã đem lại những kết quả rất lớn.
Đầu tiên, Carrington thấy được hiện tượng phun trào Mặt trời. Tiếp đó,
ông đã xác định chính xác trục quay của Mặt trời, ông cũng nhận thấy
rằng ở vùng vĩ tuyến cao, các điểm đen này dịch chuyển chậm hon các
vệt đen nằm ở xích đạo Mặt tròi; tức là vòng quay kéo dài hon; khoảng
31 ngày ở vĩ tuyến cao và 26 ngày ở xích đạo. Sự khác nhau về vòng
quay này chúng tỏ rằng bề mặt của Mặt tròi không hoàn toàn rắn và
thường tạo ra hiện tượng xoắn vặn các đường từ trường ở vùng xích
đạo. Hiện tượng đó cũng làm nảy sinh một vấn đề khác: cần phải chọn
một giá trị làm đại lượng so sánh vói vận tốc quay của Mặt tròi.
Carrington đã xác định được là một vòng quay đcầy đủ của Mặt tròi
bằng 27,2753 ngày Trái đất.
Carrington lấy ngày 9/11/1853 là ngày bắt đầu vòng quay giao hội
đầu tiên của Mặt tròi, nói chứih xác hon là vòng quay của Mặt tròi nhìn
từ Trái đất. Đó chỉ là một giá trị tưong đối. Thực tế, nếu Mặt tròi quay
quanh chính nó khoảng 13 độ mỗi ngày thì trong cùng khoảng thòi gian
đó, hành tinh của chúng ta quay chưa tói 1 độ trên quỹ đạo của mình,
theo cùng hướng quay của Mặt trời. Vả lại ngưòi quan sát cũng không ở
nguyên một chỗ. Như vậy, có sự khác biệt giữa vòng quay giao hội và
vòng quay thiên thể - vòng quay được tứih toán khi người quan sát có
thể đứng ở một điểm cố định trong hệ Mặt tròi, hoặc nếu ngưòi quan sát
có thể quan sát Mặt tròi từ một hành tinh xa ncào đó. Bằng những phép
tính tương đối đơn giản, người ta đã xác định đưọc giá trị "tuyệt đối" của
vòng quay Mặt trời là khoảng hơn 25 ngày.
Vì Sâo bình minh và hoàng hôn,
Mặt trời trông to hdn?
Mặt trăng quay quanh quỹ đạo của Trái đất, Trái đất quanh quanh
Mặt tròi. Khoảng cách giữa Trái đất và hai thiên thể này từ sáng đến tối
hầu như không thay đổi. Thế mà có lúc ta thấy Mặt tròi hoặc Mặt trăng
to như cái nia, còn lúc khác lại chỉ bé như quả bưởi. Tại sao vậy?
- 3 8 -