Page 168 - Thắm Dò Vũ Trụ
P. 168
Tại New Mêhicô, Mỹ, người ta đã cho lắp đặt 27 kính viễn vọng bức
xạ vô tuyến tạo nên một hệ thống. Kúìh viễn vọng mói này có độ nhạy
rất cao, các dạng thiên thể trong thực tế đều ở rất xa nên công suất thu
nhận được bức xạ của các thiên thể này cũng chỉ có l/1000w . Trong thực
tê năng lượng mà tất cả các kmh viễn vọng trên Trái đất thu nhận được
đều không bằng năng lượng của một bông hoa tuyết. Bất luận là thám
trắc bức xạ nền của vũ trụ hay thống kê số lượng thiên thể hoặc tìm kiếm
tín hiệu mà ngưòi ngoài hành tinh gửi đến thì năng lượng mà các nhà
thiên văn học bức xạ vô tuyến xử lí đều là rất nhỏ.
Những kính viễn vọng bức xạ vô tuyến này giống như những
bông hoa trắng nở giữa sa mạc của bang Mêxicô, Mỹ chúng là những
cái bia đánh dấu cho sự thông minh tài trí của loài người. Những sóng
điện vô tuyến nhỏ yếu qua thu thập, tích tụ, hội nhập rồi phóng to
được biến thành hình ảnh của những tinh vân, những hệ sao và những
dạng thiên thể. Nếu như loài người có một đôi mắt có thể nhìn thấy
sóng vô tuyến thì đôi mắt ấy phải to hon cả một ô tô tải. Sóng điện vô
tuyến tiết lộ cho chúng ta biết có vô vàn các dạng thiên thể trong vũ
trụ và cả hàng loạt các hệ sao đang không ngừng tác động lẫn nhau và
không ngừng phát nổ. Mỗi khi chúng ta quan sát vũ trụ trong một
bước sóng mói thì chúng ta lại cảm nhận thấy một thế giới mói đang
diễn ra. Những tin tức nhỏ nhặt đến từ tận đầu của vũ trụ được tích
lũy lại, từ đó lí giải của con người về chúng cũng từng bước thêm sâu
hơn; đây chính là sự thăm dò đối vói những vật thể của vũ trụ mà mắt
không nhìn thấy được.
Bạn có biết đửn vị dùng để đo khoảng cách
giữa các thiên thể là gì không?
Loài ngưòi nhận biết các hiện tượng thiên văn trong đó có một nhận
biết vô cùng quan trọng đó là nhận biết về khoảng cách giữa Trái đất vói
các thiên thể. Trong hằng hà sa số những thiên thể thì ngoài Mặt tròi và
Mặt trăng và các hành tứửi ra, các vì sao khác đều cách chúng ta rất xa.
Rất xa đó chỉ là một sự mô tả còn trong thực tê khoảng cách này là bao
168 -