Page 92 - Sổ Tay Quy Phạm Pháp Luật Về Hoạt Động Xuất Khẩu, Nhập Khẩu
P. 92
92 Sæ tay v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng xuÊt khÈu, nhËp khÈu
hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp nộp tiền ký
quỹ, đặt cọc trích số tiền ký quỹ, đặt cọc để thanh toán các chi phí này.
Cơ quan xử lý vi phạm và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên
quan thông báo ngay cho Bộ Công Thương biết việc xử lý vi phạm và
việc sử dụng số tiền ký quỹ, đặt cọc nêu trên để Bộ Công Thương phối
hợp quản lý và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung đủ số tiền ký quỹ, đặt
cọc theo quy định trước khi tiếp tục kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
3. Doanh nghiệp được hoàn trả toàn bộ hoặc số tiền ký quỹ, đặt
cọc còn lại sau khi đã sử dụng để thanh toán các chi phí theo quy định
tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư này (nếu có) trong các trường hợp sau:
a) Không được Bộ Công Thương cấp Mã số tạm nhập, tái xuất;
b) Hoàn trả Mã số tạm nhập, tái xuất do không tiếp tục hoạt
động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa;
c) Bị thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 17
Thông tư này.
Việc hoàn trả số tiền ký quỹ, đặt cọc chỉ được Kho bạc Nhà
nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố
thực hiện sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Công Thương.
Điều 17. Thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất
1. Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất trong các
trường hợp sau:
a) Gian lận trong việc kê khai các điều kiện theo quy định tại
Thông tư này;
b) Không duy trì các điều kiện theo quy định tại Thông tư này
trong quá trình kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa;
c) Không nộp bổ sung đủ số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định
trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ
Công Thương;
d) Vi phạm trong việc cho thuê toàn bộ hoặc cho thuê một phần
kho, bãi theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này;
đ) Không thực hiện đúng yêu cầu của Bộ Công Thương về điều tiết
hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;