Page 95 - Sổ Tay Quy Phạm Pháp Luật Về Hoạt Động Xuất Khẩu, Nhập Khẩu
P. 95
C¸c v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng ... hµng hãa 95
c) Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do thương nhân
ký với khách hàng nước ngoài: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và
đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
đ) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển
khẩu đã được cấp, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại
Phụ lục X): 1 bản chính.
Điều 19. Thủ tục cấp giấy phép
1. Thương nhân gửi 1 (một) bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép qua
đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương.
2. Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập,
tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu cho thương nhân. Trường
hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và
nêu rõ lý do.
3. Giấy phép hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được
gửi cho thương nhân qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên đơn đề
nghị cấp Giấy phép.
4. Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho Cục trưởng, Phó
Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thực hiện việc cấp Giấy phép tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu quy định tại Chương này.
5. Đối với trường hợp doanh nghiệp đề nghị tái xuất hàng hóa
qua cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa
khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu do Ủy ban nhân dân tỉnh công
bố, Bộ Công Thương chỉ xem xét cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất
cho các doanh nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh lựa chọn theo quy
định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC LIÊN QUAN
Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan
1. Bộ Công Thương:
a) Tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi của doanh
nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc ủy
quyền cho Sở Công Thương tổ chức kiểm tra và xác nhận;