Page 91 - Sổ Tay Quy Phạm Pháp Luật Về Hoạt Động Xuất Khẩu, Nhập Khẩu
P. 91
C¸c v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng ... hµng hãa 91
2. Nghiêm túc giải tỏa hàng thực phẩm đông lạnh tại cảng, cửa
khẩu về kho, bãi của mình theo yêu cầu của Bộ Công Thương trong
trường hợp có hiện tượng ách tắc, tồn đọng.
3. Thu gom và xử lý chất thải, nước thải để phòng chống dịch
bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm
nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh.
4. Thanh toán toàn bộ các khoản chi phí sau đây (nếu phát sinh):
a) Xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của doanh nghiệp
gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập, tái xuất tại
Việt Nam;
b) Tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập
không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy;
c) Thanh toán các chi phí khác phát sinh do doanh nghiệp vi
phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
5. Thông báo kịp thời cho Bộ Công Thương và các cơ quan liên
quan trong trường hợp mất, thất lạc Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc có
thay đổi về các điều kiện đã đăng ký để xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất.
6. Báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình thực hiện tạm nhập,
tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V Thông tư này (theo mẫu tại
Phụ lục VIII). Báo cáo gửi trong tuần đầu tiên của tháng tiếp theo về
Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân và Sở Công
Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho bãi và nơi doanh nghiệp tái
xuất hàng hóa.
Điều 16. Quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ, đặt cọc của
doanh nghiệp
1. Kho bạc nhà nước cấp tỉnh và Chi nhánh Ngân hàng thương
mại nơi doanh nghiệp nộp tiền đặt cọc, ký quỹ có trách nhiệm quản lý
số tiền đặt cọc, ký quỹ của doanh nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp không thanh toán các chi phí theo
quy định tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
có liên quan, trên cơ sở đề nghị và quyết định xử lý vi phạm của cơ
quan xử lý vi phạm, có văn bản đề nghị Kho bạc nhà nước cấp tỉnh