Page 90 - Sổ Tay Quy Phạm Pháp Luật Về Hoạt Động Xuất Khẩu, Nhập Khẩu
P. 90
90 Sæ tay v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng xuÊt khÈu, nhËp khÈu
với các điều kiện trước đây, Bộ Công Thương xem xét miễn kiểm tra
lại điều kiện về kho, bãi của doanh nghiệp khi cấp lại Mã số tạm nhập,
tái xuất.
Điều 14. Thủ tục cấp Mã số tạm nhập, tái xuất
1. Doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện 1 (một) bộ hồ sơ đề
nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất đến Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công
Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
2. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 7 (bảy) ngày
làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công
Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
3. Đối với Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh,
trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy
đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy
quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi
kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi. Trong vòng 10 (mười) ngày
làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công
Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông
lạnh cho doanh nghiệp.
4. Đối với Mã số tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc
biệt và hàng đã qua sử dụng, trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương
xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
5. Trường hợp không cấp Mã số tạm nhập, tái xuất, Bộ Công
Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc văn bản trả lời của Bộ Công
Thương được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện theo địa chỉ
ghi trên hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
Điều 15. Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số
tạm nhập, tái xuất
1. Duy trì các điều kiện theo quy định tại Thông tư này trong
suốt quá trình kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.