Page 204 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 204
c^nun hê />ư/iv> \ịiuo I'à các sứ thần liêu hi/u... 2 0 5
Tây Sơn, Nguyễn Bành dẫn quân đuổi theo vua, bị chém
ngang liíng. Nguyễn Quý Nha, Trần Bá Lãm, Võ Huy Tấn viết
thư mạo xưng Giám quốc Sùng Nhượng Công để mong xin
hoãn binh, đều bị hạ ngục. Nguyễn Nễ làm gì trong thời gian
này, ông không có trong danh sách những người bị tội, có lẽ
ông về quê mẹ, làng Hoa Thiều, Bắc Ninh.
Nguyễn Nễ ra làm quan Tây Sơn, chống dở sự sụp đổ
của gia đình. Có lẽ chúng ta chưa nghiên cứu kỹ về Nguyễn
Nễ và những đóng góp Nguyễn Nễ với triều đại Tây Sơn.
Vua Quang Trung là người biết trọng nhân tài, trong
lịch sử Việt Nam ít ai sánh bằng. Không ai cười vua Quang
Trung văn viết nôm na khi viết phê việc Văn Miếu bị phá,
nhưng ai cũng kính trọng vua Quang Trung là người biết
dùng nhân tài. Vua Quang Trung dùng Trần Vãn Kỷ,
Nguyễn Thiếp, Ngô Thời Nhậm, Phan Huy ích, Ngô Văn
Sở... chúng ta đã biết, nhưng với Nguyễn Nễ, vua không sai
người triệu đến hỏi ý kiến mà thường gióng ngựa quý tới
thăm, chứng tỏ Vua Quang Trung còn trân trọng với
Nguyễn Nễ, người anh của Nguyễn Du đến bậc nào.
Năm 1789, Nguyễn Nễ được vua Quang Trung vời ra bổ
làm Hàn lâm Thị thư và làm Phó sứ sang Trung Quốc cầu
phong nhà Thanh cho vua Quang Trung, Vũ Huy Tấn làm
Chánh sứ, sứ đoàn còn có Ngô Vi Quý, Nguyễn Đình Cử,
Nguyễn Quang Hiến... Trong cuộc đi sứ, vua Càn Long mời
dự yến ở Các Tứ Quang, ông làm thơ chúc mừng, vua Càn
Long thưởng cho một tấm đoạn, hai thỏi mực và 3 tập hoa
tiên lụa. Trở về được thăng Đông các Học sĩ, Thái tử Tả thị
lang, Nghi Thành hầu, được giao việc cai trị tại Bắc Hà. Do
đó từ năm 1789 Nguyễn Nễ và Vũ Huy Tấn là người có
trách nhiệm về ngoại giao với nhà Thanh.
Năm 1794, Nguyễn Nễ vào Phú Xuân làm việc Viện Cơ