Page 205 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 205

2 0 6   7 (/  íukh  7 (V/  Ì^ a n ì  -   <ỉầt  I i ư ớ i ' ,  con  n^ườỉ'-  -
         mật,  ông  giao  phó  tiền  bạc  cho  hai  em  là  Nguyễn  Du  và
         Nguyễn  ức  về  xây  dựng  lại  từ  đường,  đền  thờ,  cầu  Tiên,
         chùa Trường Ninh làng Tiên Điền bị Hiệp trấn Tây Sơn Lê
         Văn  Dụ  đốt  phá  nhân  vụ  Nguyễn  Quýnh  khởi  nghĩa.
         Nguyễn  Nễ  sau  đó  được  phong  Tả  phụng  nghị  bộ  Binh,
         hàm  Tam  phẩm,  đưỢc  cử  làm  Hiệp  tán  Nhung  vụ  Quy
         Nhơn. Năm  1795 được cử làm Chánh sứ sang dự lễ vua Càn
         Long nhường ngôi  cho con  là vua  Gia  Khánh.  Nguyễn  Nễ
         dâng hai bài thơ ứng chế được vua Càn  Long đích thân mời
         uống rượu  và dự yến  Các Từ Quang.  Nguyễn  Nễ được  vua
         Càn  Long khen  thơ và ban  thưởng:  gấm  đoạn,  trà sen,  gậy
         tuổi già, ngọc như ý, tứ bửu... Cháu 24 đời Chu Văn Công tri
         phủ Tứ Thành  tặng bốn chữ Thiên Môn Tái Đăng (hai lần
         lên  cổng  trời)  Trung  Hiếu  Đại  phu  Hoàng  Phu  Thái  tặng
         bốn chữ Hồng Sơn Thế Phổ (dòng dõi nổi tiếng núi Hồng),
         mùa thu  1796 sứ đoàn về nước, hai lần đi sứ của Nguyễn Nễ
         đều đưỢc vẻ vang, vua và triều đình nhà Thanh kính trọng,
         trở về được  vua Cảnh  Thịnh  ban  thưởng 40  mẫu  ruộng và
         thảng chức Tả Đồng nghị Trung thư sảnh.
              Khi Nguyễn Ánh chiếm  Phú Xuân năm  1802, lên ngôi
         lấy hiệu  Gia  Long, Nguyễn  Nễ trốn  tránh  nhưng bị gọi  ra.
         Nguyễn  Nễ dâng sớ được vua  Gia  Long ban  thưởng và cho
         theo  ra  Bắc  làm  việc  dưới  quyền  Tổng  trấn  Bắc  Thành
         Nguyễn Văn Thành (sự việc này các sách thường lầm lẫn với
         Nguyễn Du, vì lúc đó Nguyễn Nễ đã có danh tiếng, nên vua
         Gia  Long đang cần  đến  ngoại  giao với  nhà Thanh  mới mời
         ra,  còn  Nguyễn  Du  lúc  đó  vô  danh,  Nguyễn  Nễ  không  bị
         Đặng  Trần  Thường  đem  ra  đánh  tại  Văn  Miếu  như  Ngô
         Thời Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Gia Phan...).
              Nguyễn  Nễ  lo  việc  chi  dẫn  cho  sứ  đoàn  Lê  Quang
         Định,  Trịnh  Hoài  Đức  đi  sứ cầu  phong  năm  1802,  nhưng
   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210