Page 201 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 201

202  T ú  sàclì  T ií‘t  'Nam  - (tíU  nướCj  con  mịtrờt '...

          đi  này  không  trở thành  gánh  nặng  cho  đoàn.  Mỗi  lần  đến
          những danh  lam, thắng cảnh  nổi tiếng, đoàn sứ cố gắng lùi
          lại vừa để nghi ngơi vừa thăm thú. Với những sứ giả tài vàn
          thơ,  đây  là cơ hội  để  họ  bộc  lộ  cảm  xúc.  Trong  những  bài
          thơ có  trong  tập  “Tinh  Sà  Kỷ  Hành”  cảnh  quan  đất  nước
          con  người  Trung  Quốc  hiện  lên  rất  sinh  động  và  đẹp  mắt
          bởi góc nhìn của một “lãng tử chu du” hơn là một nhà ngoại
          giao. Cũng trong tập thơ này, có nhắc các sứ giả nước mình,
          khi  đứng  trước  cảnh  đẹp  nên  ngẫu  hứng  làm  thơ,  đối  thơ
          xem đó như thú vui trong chuyến hành trình kéo dài.

              Như  bài  “Du  Hoàng  Hạc  Lâu”,  Phan  Huy  ích  viết
          nhằm  đáp  lại  bài  thơ của  Đoàn  Nguyễn  Tuấn  (một  sứ giả
          cùng  đi  trong  đoàn)  ngẫu  hứng  làm  thơ tại  địa  danh  này.
          Hay nhiều bài thơ khác nữa được Phan Huy ích viết đề tặng
          những  người  bạn  cùng  đi  sứ và  những  người  bạn  nơi  quê
          nhà.  Với  những gì được phản ánh  trong thơ của Phan  Huy
          ích, ta thấy các sứ giả lần này tỏ ra rất bình thản.
              Họ không có chút căng thẳng hay sỢ hãi nào trước nguy
          cơ  bị  “lật  tẩy”  phò  vua  giả.  Cuộc  đi  sứ “mạo  hiểm”  trong
          nhật  ký độc đáo này trở thành  một  cuộc du ngoạn  của văn
          nhân.  Điều  này  khẳng  định  được  bản  lĩnh  vững  vàng  của
          đoàn sứ giả  có một không hai trong lịch sử dân tộc.


                      Những bữa tiệc thiết đãi linh đình
                Trong số 78 bài thơ viết về chuyến đi sứ lần này của
            Phan Huy ích, có nhiều bài đề cập đến nhừng bừa tiệc
            thiết  dải  linh  đình.  Như  trong  bài  “Hán  Thuỷ  Chu
            Trình” tác giả có nhắc tới việc khi  thuyền qua các phủ
            huyện thành, quan lại sở tại dựng thuỷ đình ở bến sông,
            bố trí cá nhạc cụ và yến tiệc. Mỗi  đêm  khi qua các bến
   196   197   198   199   200   201   202   203   204   205   206