Page 206 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 206

(^lutn  /»(■  ha/ìĩị ĩịiao  rà  câc'  sứ  thảỉì  ticu  Ịũ/u... 207

      không  thấy ông nhận  một  chức vụ gì.  Năm  Quý Hợi  1803-
      1804 sứ đoàn  Tề Bồ  Sâm  nhà Thanh  đến  phong vương cho
      vua Gia Long, được Gia Long tiếp. Nguyễn Du là người tiếp
      sứ cùng  với  Tri  phủ  Thượng  Hồng  Trần  Quý  Chuyên,  tri
      phủ  Thiên  Trường là Ngô Nguyễn  Viên cùng  tri  phủ Tiên
      Hưng  là  Trần  Lưu  đi  nghênh  tiếp  từ  Lạng  Sơn.  Thơ văn
      tống tiễn  sứ đều  do  Nguyễn  Du  thảo  ra.  Có  lẽ  Nguyễn  Nề
      cũng  đóng  một  vai  trò  cố  vấn  trong  việc  phong  vương  lần
      đầu  tiên  này,  nhưng  vì  vua  Gia  Long  vì  muốn  tránh  tiếng
      hay nghi kỵ, không muốn dùng người Tây Sơn đã dùng, nên
      dùng Nguyễn Du thay cho Nguyễn Nễ, và Ngô Thời Vị thay
      cho  anh  là  Ngô  Thời  Nhậm.  Phan  Huy  Thực,  Phan  Huy
      Chú  thay  cha  Phan  Huy  ích.  Phan  Huy  Thực,  Chánh  sứ
      năm  1817  Phan  Huy  Chú  đi  sứ  làm  Chánh  sứ  năm  1825,
      1830.  Năm  1820,  khi  Nguyễn  Du  mất,  Ngô  Thời  Vị  được
      thay  làm  Chánh  sứ.  Năm  1805  nhân  có  người  thiếp  mất,
      Nguyễn Nề về quê, bị tri phủ Trần Văn Chiêu truy bức, ông
      uất ức mà mất lúc 44 tuổi.

          Các bạn  đồng thời, những ngòi  bút  lớn  như Phan  Huy
      Ich,  Đoàn  Nguyễn  Tuấn, Ninh  Tốn...  ca  tụng,  và quý mến
      Nguyễn Nễ một bậc kỳ tài, tài đức toàn diện.
          Không  biết  trong  sử  sách  có  người  nào  được  ca  tụng
      hơn  thế này không? Nguyễn Nễ được vua Quang Trung nể
      vì học thức thường gióng ngựa quý tới thăm, được vua trọng
      vọng nơi  cung điện.  Là bậc  kỳ tài  của châu  Hoan, đạo  đức
      làm rạng rỡ quê tổ tiên. Là người tiến thủ, tài ba, khí phách,
      (có  lẽ Phan  Huy  ích  muốn  nói,  thời  Lê Chiêu  Thống  theo
      Tôn Sĩ Nghị trở về trả thù, ông không bị tội, thời Gia Long
      lên không trị tội mà còn dùng ông) từ trẻ dã tỏ ra xuất sắc cơ
      trí,  ở đời  từng  trải  sớm.  Đức độ  kiến  thức  ngày  càng  rộng
      lớn.  Khí  tiết  như thông chịu  đựng sương  buốt.  Phẩm  chất
   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211