Page 203 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 203
204 T ú súch Ỉ^iừỉ T^am - dỏt nước, con n^ườì ■
Nguyễn Nề (còn gọi là Nguyễn Đề - là anh cùng mẹ với
Đại thi hào Nguyễn Du). Tự là Tiến Phủ, hiệu Quế Hiên,
con trai thứ sáu của Nghi Hiên công Nguyễn Nghiễm, ông
sinh nám 1761 tại phường Bích Câu, Thảng Long. Tuổi 19
đậu kỳ thi khảo khóa ở Quốc Tử Giám, 23 tuổi đậu kỳ thi
hạch ở huyện Thọ Xương và năm 1783 thi Hương ở trường
Phụng Thiên đậu Tứ trường. Nàm 1786 được bổ vào Thị
nội Văn chức giữ việc thường trực lại nhà học (con cùa
chúa Trịnh), sau kiêm chức phó Trị thị nội thư tả (ở phủ
chúa) và được giao cai quản quân đội Nhất Phẩm. Năm 1783
Nguyễn Điều thay anh Nguyễn Khản, Thượng thư bộ Lại
làm Hiệp trấn Sơn Tây, Nguyễn Nễ phụ lá làm Hiệp tán
quân cơ đạo quân Sơn Tây.
Khi Tây Sơn Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Trịnh tôn phò
nhà Lê năm 1786, được vua Lê gả công chúa Ngọc Hân, vua
Lê Hiển Tông báng hà, cháu nội Lê Duy Kỳ nối ngôi hiệu
Chiêu Thống, nhần dịp quân Nam tôn phò, vua Chiêu
Thống hăng hái tự gánh lấy việc nhất thống. Ngoài việc sai
các hoàng thân, ai về quê quê ngoại nấy chiêu tập binh mã,
vua còn tìm các nho sĩ mời vào giúp việc cho mình. Hoàng
Lê Nhất thống chí, tr. 149 chép: “về mặt quan văn đã thu
dùng được Ngô Vi Quý, Vũ Trinh (1769-1828), Nguyễn Nễ.
vua Lê ngày đêm cùng họ trù tính mọi công việc, ngay cả
những mưu kế phải dùng đến trong lúc bối rối bất ngờ,
cũng đưỢc lo toan chu đáo”. Sau đó không còn thấy dấu vết
Nguyễn Nễ...
Thời gian 1788, Tôn Sĩ Nghị sang chiếm nước ta, vua Lê
Chiêu Thống thanh trừng những người cộng tác với nhà Tây
Sơn. Ngô Thời Nhậm, Phan Huy ích nhận chức tước của vua
Quang Trung, bị đục tên khỏi bia Văn Miếu, ưuất về làm dân
về làng gánh vác sai dịch. Phạm Như Toại bắt em vua nộp cho