Page 207 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 207
208 7 ú Sfú /| l'^ií’t hỉaiiì ~ tìíiỉ ntrớí, t un ntịirờt'
như ngọc bao phen mài dũa. Bản lĩnh có từ lòng trung tín.
Hành động cử chi đều lỗi lạc. Hiểu nghĩa lý đến tận kẻ tóc
chân lơ. Thoáng câu chuyện tỏ ra người sắc bén. Làm bạn
khắp thế gian, gắn bó như ruột thịt. Nhìn rõ mọi việc thiên
hạ. Nắm vững để vận dụng. Tạo hóa ban phẩm chất kỳ lạ.
Giao cho trách nhiệm thật xứng đáng... Ba năm cây đàn,
thanh kiếm đi khắp đó đây. Khi chén rượu câu thơ vẫn
thường vui vỏ. Đấng trượng phu trên đường công danh. Giữ
chí sao mà đoan trang đúng mực. Phía Nam biển rộng mênh
mang. Đất mới khai thác cúa triều thịnh. Quy Nhơn là ấp
thang mộc quê hương vua Quang Trung. Cũng là nơi then
chốt cần bậc anh lài. Dân vừa được vỗ về yên ổn. Uy danh
quân đội đang lừng lẫy. Khi triều đình cần người đến trấn
giữ bờ cõi, thì khẳng khái đến nơi hổ trướng cầm quân.
Lòng hùng khiến mây khói khí độc tan hết, tiếng thanh cao
tỏ rõ ở cây đàn, con hạc. Cửa bể Thị Nại sóng cuồn cuộn,
đỉnh núi Cù Mông mây man mác, chí bốn phương nay thoả
nguyền. Mài núi khắc câu thơ đẹp. Khúc khài ca công lớn
tâu lên. Miếng đỉnh chung ơn trên thấm xuống. Nâng chén
rượu tiễn lá cờ người lên đường, kẻ ở lại lòng tự thấy thẹn.
Còn có sự ca tụng nào hơn nhất là dưới một ngòi bút lừng
danh như Phan Huy ích từng dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc.
Đoàn Nguyễn Tuấn trong bài Kỷ Dậu trọng thu nghinh tiếp
sách sứ. Sau khi Nguyễn Nễ làm Phó sứ cùng Vù Huy Tấn làm
Chánh sứ sang nhà Thanh năm 1789-1790. Một sứ đoàn nhà
Thanh sang phong vương, sứ giả hỏi; Ai là người hay thơ nhất
nước Nam?, Đoàn Nguyễn Tuấn trả lời; ấy là Quế Hiên
Nguyễn Nễ, đỉnh cao nhất trong thi ca Việt Nam đương thời:
Sau gió Bắc Phong ca hát lại đến Nam Phong. Sau khi sứ đoàn
nhà Thanh ngâm thơ tặng xong lại đến các quan Việt Nam.
Vận nước cơ trời đổi thay, lại thông thương tiếp sứ với nhau.