Page 200 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 200
( ^ u a n ỉii' Ịyaiiiị yú/o rù lá r aứ tỊiần ticỉi Ịiicii... 2 0 1
bộ nước ta đến hết địa bàn hành chính mình quản lý. Sau khi
bàn giao lại cho tuần phủ tỉnh khác, lúc đó họ mới được trớ về.
Nghi thức đón tiếp này được thực hiện nghiêm túc trong suốt
cuộc hành trình cả đi lẫn về của đoàn sứ nước ta.
Những tư liệu này cho thấy, sự thiết đãi đoàn sứ nước ta
của triều đình Mãn Thanh rất trang trọng. Với Càn Long sự
kiện vua Quang Trung sang Yên Kinh trở thành một sự kiện
lớn trong ngoại giao của nước này. Riêng với phái đoàn của ta,
mặc dù tháp vua giả đi sứ nhưng rõ ràng trước bá quan văn võ
của nhà Thanh, đoàn sứ mình vẫn thản nhiên nhận sự đối đãi,
cho thấy sự bình tĩnh hiếm có của những sứ giả nước Nam.
Mọi việc thuận lợi và qua mặt được tất cả chính quyền Mãn
Thanh quả là một chiến tích lưu danh sử xanh.
Đi sứ như đi du lịch
Trong chuyến đi sứ “mạo hiểm” này, nhừng tưởng
người trong cuộc lo lắng nhưng quả thực với những gì trong
thơ, thì đây là một cuộc du ngoạn của những thi sĩ bậc thầy
thích khám phá vùng đất mới. Hành trình chuyến đi được
ghi chép trong tác phẩm này không khác một chuyến du
lịch khám phá mà mỗi sứ giả như một thi sĩ thực thụ.
Những địa danh nổi tiếng trong ván hoá Trung Hoa
như đình Tỳ Bà Hành bên sông Tầm Dương (ở tỉnh Giang
Tây, gắn liền với tên tuổi của nhà thơ nổi tiếng Bạch Cư
Dị), hay Gác Tịnh Xuyên, Lầu Hoàng Hạc (hai địa danh ở
Hồ Bắc, đi vào thi ca, trong đó gắn liền tên tuổi của nhiều
nhà thơ lớn của Trung Quốc, trong đó có Lý Bạch), Miếu
Tam Lư bên sông Mịch La thờ Khuất Nguyên - tác giả của
Ly Tao nối tiếng văn học Trung Quốc... cùng rất nhiều địa
danh đả đi vào thơ của Phan Huy ích.
Điều đặc biệt, nhiệm vụ ngoại giao lớn lao của chuyến