Page 148 - Phát Triển Bền Vững Và Chăm Sóc Sức Khỏe Ở Miền Núi
P. 148

Đối với các  nạn nhân chiến tranh hóa học, các  việc tối thiếu
        mà các trạm y tế phải làm là: chữa bệnh cho các bệnh nhân người
        lớn và trẻ em đo chất độc hóa học, chủ yếu là do chất điôxin có
        mặt trong chất da cam; phục hồi chức năng dựa vào cộng đổng

        (gia đình) cho các trẻ em tàn tật là con hay cháu của các nạn nhân
        của chất da cam.
           b.2. Góp phần cùng các ngành khác vào việc cải tạo giống nòi
        theo  các  chỉ  tiêu:  sức  khỏe  tăng,  bệnh  tạt  giảm,  tuổi  thọ  cao,
        giống nòi tốt. Nói  một cách tổng quát thì phải  làm cho tầm vóc
        của người dân miền núi (đất rộng, người thưa) bằng hay hom dân
        miển đống bằng (đất hẹp, người đông, môi trường có nhiều nguy
        cơ ô nhiễm nặng nề).
           b.3.  Chủ  động  tham  gia  vào  việc  xây  dựng  một  môi  trường
        sống lành  mạnh có lợi cho sức khỏe, tập trung vào mấy vấn đề
        chủ yếu: bảo vệ và trổng rừng theo mô hình sinh thái VACR; phát
        triển chăn nuôi quy mô nhỏ (gia đình) và quy mô lớn (trang trại
        theo nhiều quy mô); giải quyết ô nhiễm môi trường do các chất
        thải lừ nhiều nguồn gốc (sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ
        công  nghiệp;  công  nghiệp);  trước  tiên  là  các  chất  thải  hữu  cơ
        (bầng  bể khí sinh học:  biôgaz); các  chất thải kim loại, các chất
        dẻo (bao túi nilon, cao su...) theo phương thức tái chế.

           b.4. Tham gia xây dựng Hội Chữ thập đỏ, lồng ghép với việc
        xây dựng đội ngũ cán bộ y tế thôn bản, các nhân viên y tế cộng
        đồng, các cộng tác viên các  chương trình quốc gia khác, những
        người  tình nguyện thuộc  Hội  Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,  Hội
        Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, v.v... Một dối
        tượng  có  tác  dụng  lâu  dài  là  các  giáo  viên,  các  học  sinh  các
        trường phổ thông ở địa phương.

                                                                  149
   143   144   145   146   147   148   149   150   151   152   153