Page 150 - Phát Triển Bền Vững Và Chăm Sóc Sức Khỏe Ở Miền Núi
P. 150
th ô n g , h ộ i trư ờ n g; b u ồ n g k h o , lư u trữ h ồ sơ ; b u ồ n g v ệ Sỉnh ớ
trong nhà theo kiểu bể khí sinh học; buồng bếp nhỏ; cửa hàng
thuốc, buồng trực. Tuỳ theo khả năng ngãn sách cho phép, xấy
dựng bộ phận nào thì xây dựng dứt điểm cho lâu dài, ví dụ bộ
phận khám bệnh, lưu theo dõi, cấp cứu; bộ phận phụ sản, bảo vệ
bà mẹ trẻ em; phòng triển lãm, truyền thông, hội trường, cửa
hàng thuốc; buồng trực.
Nếu có thèm ngân sách thì làm tiếp, nối theo phần đã làm
trước, không phải đập phá để làm lại.
Mỗi tỉnh có một mẫu thống nhất cho toàn tỉnh.
Ở mién núi, các vùng sâu, vùng xa, vốn xây dựng cơ bản do
ngân sách trung ương hay tỉnh cấp theo kế hoạch hàng năm.
Chú ý là trạm nào cũng có một diện tích trồng thuốc nam, có
giếng nước, bể hứng nước mưa, bể chứa nước sạch có ống dẫn
nước và vòi nước về các phòng nghiệp vụ.
Song song với nhà trạm, cần có một kế hoạch trang bị phương
tiện chuyên môn kĩ Ihuật: trước mắt là các dụng cụ chỏng thường:
dụng cụ khám bênh, chữa bệnh da khoa, dụng cụ hộ sinh, chữa
phụ khoa và kếhoạch hoá gia đình, tiêm chủng mở rộng; phương
tiện khử trùng; ghế chữa răng nhỏ, với các khả nãng nhổ răng đã
lung lay, chữa sâu răng, trám răng, nước ozon; từng bước có máy
diện tim, tiến đến có máy siêu âm chẩn đoán.
C.2. Nhân lực cho trạm y tế xã
Bước vào đầu thế kỉ XXI làm việc ở trạm y tế cơ sở miển núi
là các thầy thuốc có trình độ đại học (bác sĩ - đào tạo 6 nám), các
nữ hộ sinh, các y tá có trình độ trung học chuyên nghiệp, thậm
chí cao đắng, làm việc theo phương thức y tế gia đình. Ngành y
151