Page 92 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 92

• Cảm nhận về đoạn văn

             - Cảm nhận đoạn văn trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)
             + Đoạn  văn trong tác  phẩm  Chỉ Phèo  của Nam  Cao  nằm  ở giữa tác  phẩm
        sau cái hôm gặp gỡ Thị  Nở ở vườn chuối  gần bờ sông.  Sáng hôm  sau tỉnh dậy
        Chí Phèo đã có nhiều thay đổi trong ý thức, cảm xúc trước cuộc sống.
             • Đoạn  văn  diễn tả những  diễn  biến  tâm  lý  hết  sức  độc  đáo  của  Chí  Phèo
        (cảm  nhận  được  nhữr>g  âm  thanh  của  cuộc  sống  mặc  dầu  ngày  nào  cũng  có
        nhưng lần này hắn mới nghe thấy; hắn đã tỉnh rượu và hắn thấy mơ hồ buồn; từ
        tỉnh rượu đến tỉnh ngộ của nhân vật Chí).
             •  Đoạn văn cũng cho thấy sự thay đổi trong tính cách của Chí Phèo từ một con
        quỷ dữ của làng Vũ Đại, hắn đang dần hướng đến cuộc sống của một con người.

             • Đoạn văn đã cho thấy tài  năng miêu tả cũng như cảm quan nhân đạo của
        nhà văn Nam Cao.
             - Cảm nhận đoạn văn trong truyện ngắn  Vợ nhặt (Kim Lân)
             + Đoạn văn trong tác phẩm  Vợ nhặt của Kim Lân nằm ở phần sau khi Tràng
        đưa  thị  về  làm  vợ.  Sáng  hôm  sau  Tràng  tỉnh  dậy  thấy  mọi  thứ đã  thay  đổi  và
         trong Tràng cũng có nhiều biến đối sâu sắc.

             •  Đoạn  văn diễn tả diễn biến tâm  lý của nhân vật Tràng  sau khi  lấy thị  về
         làm vợ (hắn nhận ra có cái gì đó vừa thay đổi mới mẻ; hắn thấm thìa cảm động
         và bồng nhiên thấy yêu thương gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng; hắn nghĩ đến
         tương lai và muốn làm cái gì để dự phần tu sửa lại căn nhà).
             • Sự thay đổi tính cách của nhân vật  cũng được  thể  hiện rõ nét trong đoạn
         văn (từ một anh cu tràng ngộc nghệch, xấu trai trở thành một người biết lo toan
         cuộc sống gia đình).
             • Đoạn văn cũng cho thấy tài năng tái hiện hiện thực và cảm quan nhân đạo
         của nhà văn Kim Lân.
             • Đảnh giá chung:

             -  Cùng viết về đề tài  người  nông dân trong xã hội  cũ,  với  những diễn biến
         tâm lí hết sức tinh tế “phép biện chứng tâm hồn” nhưng mỗi nhà văn lại thể hiện
         được  nét  riêng  trong  cách  khám  phá  và  thể  hiện.  Mỗi  đoạn  văn  trong  mỗi  tác
         phẩm sẽ  gắn  liền với  chủ đề và sự lí  giải  chủ đề riêng  của mỗi  nhà văn:  Là sự
         thức tỉnh phần người, phần lương thiện {Chỉ Phèo, Nam Cao) và niềm tin bất diệt
         về sức sống và khả năng hồi sinh của con người trong cái đói, cái nghèo và cận


         92
   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97