Page 186 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 186
+ Bóng tối trong hai tác phẩm đều biểu hiện cuộc sống tù đọng, quẩn
quanh, mòn mỏi, âm u. Song, ở mỗi tác phẩm, bóng tối lại mang những hàm
nghĩa khác nhau, ở Chữ người tử tù, bóng tối là hiện thân cho cái xấu, cái ác
trong bản chất con người, còn ở Hai đứa trẻ, bóng tối vừa mang nghĩa biểu
trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện, vừa được sử dụng
như phông nền nhằm nổi bật ba loại ánh sáng: ánh sáng nơi phố huyện, ánh
sáng đô thị và ánh sáng đoàn tàu.
ĐỀ 37
I. Phần đọc hiểu
Đọc văn bản:
"Bộ sử ki của Tư Mã Thiên mà các nhà Nho vẫn công nhận là kiểu mẫu vãn
hay kia nếu không phát sinh từ trong buồng gan uất ức của ông "Thái sử” kia
thì ở đâu ra. Gần chủng ta hom là các nhà tiền bổi như: Nguyễn Du, Cao Bả
Nhạ, Nguyễn Công Trứ, Yên Đo, Tủ Xưomg, Phan Sào Nam, Nguyễn Khắc Hiếu
cũng vậy. Những câu văn mà hiện còn truyền tụng cùng đều biểu hiện những
buồng tim đã chán chê hay tê tái với thế cuộc nhân tình. Không có một khối óc
sôi nối, không có một thể giới quan, nhân sinh quan sinh động thì không thể sản
sinh được một ảng danh văn. ”
(Đặng Thai Mai)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định nội dung và phương thức biểu đạt của văn bản trên.
Câu 2. Hình thức lập luận và cách triển khai luận cứ của văn bản trên như
thế nào?
Câu 3. Anh/chị có đồng ý với quan quan điểm trên của nhà phê bình nghiên
cứu văn học Đặng Thai Mai không? Vì sao?
II. Phần làm văn
Câu 1. Tìm chỗ dựa cho mình là cần thiết nhưng làm chỗ dựa cho người
khác còn cao quý và cần thiết hom nhiều.
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bàn về ý kiến trên.
186