Page 191 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 191

chiếm nước Ẩu Lạc của vua An Dưcmg,  tức là từ thế kỉ thứ II trước công nguyên.
      Thời kì cực thịnh của nền văn hóa Đông Sơn là thời kì vua Hùng,  vua Thục. ”

                                {Văn hóa Đông Sơn - Trưong Chính, Đặng Đức Siêu,
                            Sổ tay văn hóa  Việt Nam, NXB Văn hóa,  1978,  tr. 29-30)
          Thực hiện các yêu cầu sau;

          Câu  1. Xác định nội dung và các phương thức biểu đạt được sử dụng trong
     văn bản?

          Câu 2. Trong các di vật tìm thấy ở Đông Sơn, các tác giả quan tâm nhất là
     vật gì? Vật đó nói lên điều gì về văn hóa Việt Nam?
          Câu  3.  Việc  các  tác  giả khẳng  định:  “Chủ  nhân  nền  vãn  hóa  ấy không ai
     khác là người Lạc  Việt... Bấy giờ tổ tiên chúng ta chưa chịu ảnh hưởng của nền
     văn hóa  Trung Quốc ” có ý nghĩa gì? Anh/chị có cảm nhận gì về thái độ của các
     tác giả?

          II. Phần làm vản
          Câu  1. Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: “Đé sống được hàng ngày tất nhiên
     phải nhờ vào  những  "giá  trị  tức  thời".  Nhưng sống cho có phẩm  hạnh,  có  cốt
     cách nhất định phải dựa vào những “giá trị bển vững".

          Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ), trình bày suy nghĩ của anh/chị
     về ý kiến trên.
          Câu 2. “Những thế hệ cha anh trưởng thành từ cuộc khảng chiến chống Pháp
     luôn là tẩm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng,  họ vừa lưu giữ
      truyền thống vừa truyền lại cho con cháu truyền thống bất khuất của dân tộc. ”
          Bằng cảm nhận của mình về nhân vật cụ Met trong truyện ngắn Rừng xà nu
     của Nguyễn  Trung  Thành  và nhân  vật  chú Năm  trong  truyện ngắn Những đứa
     con trong gia đỉnh của Nguyễn Thi, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.


                                    GỢI Ý LÀM BÀI


          I. Phần đọc hiểu

          1.  Yêu cầu về kĩ năng
          - Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.
          - Diễn đạt rõ ý, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


                                                                                191
   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195   196